【thứ hạng của melbourne city】Ba kịch bản cho tăng trưởng kinh tế trong năm 2022

 人参与 | 时间:2025-01-10 00:15:16
Kinh tế 2022 còn khó lường,ịchbảnchotăngtrưởngkinhtếtrongnăthứ hạng của melbourne city doanh nghiệp phải bắt nhịp để “bứt tốc”
Tăng trưởng năm 2022 có thể đạt trên 6,5% nếu kiểm soát được dịch Covid-19
Nhận diện những rào cản của tăng trưởng kinh tế 2022
Cần xây dựng gói kích thích kinh tế đủ lớn để phục hồi kinh tế trong năm 2022

Đại dịch vẫn là nguy cơ lớn nhất

Năm 2021 sắp kết thúc, dự báo tăng trưởng cả năm tương đối khả quan, tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, năm 2022 kinh tế Việt Nam được xác định sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn. Đánh giá về những khó khăn trong năm 2022, NCIF cho biết, kinh tế thế giới và các nước đối tác quan trọng chưa thực sự thoát khỏi khó khăn, quá trình phục hồi không vững chắc và chứa đựng nhiều rủi ro khiến triển vọng gia tăng xuất khẩu, thu hút đầu tư và quá trình phục hồi các chuỗi cung ứng đối với Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn.

Đại dịch Covid-19 kéo dài trên toàn cầu sẽ là nguy cơ lớn nhất, đặc biệt khi vẫn xuất hiện biến chủng mới, số ca nhiễm ở nhiều nước có độ phủ vắc xin đang cao trở lại, sự không đồng đều trong tiếp nhận và phân phối vắc xin trên toàn cầu.

Bên cạnh đó, việc phục hồi sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp có thể phải cần nhiều thời gian hơn. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đã và đang trong tình trạng kiệt quệ do khó khăn kéo dài. Trong đó, khó khăn về tài chính và thị trường tiêu thụ vẫn là các rào cản lớn đối với doanh nghiệp. Việc phục hồi sản xuất, kinh doanh có thể bị cản trở bởi các rủi ro liên quan đến kì hạn trả nợ vay, kì hạn nộp thuế. Bên cạnh đó, đại dịch Covid-19 có sự tác động không đồng đều đến từng lĩnh vực và quy mô doanh nghiệp.

Do tác động nặng nề của bệnh dịch Covid-19 đến kinh tế Việt Nam trong quý 3/2021, nhiều tổ chức kinh tế đã điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2021. Tuy nhiên, mức tăng trưởng kinh tế trong năm 2022 vẫn được dự báo ở mức 6,5-6,6%, dựa trên các giả định dịch Covid-19 sẽ được kiểm soát vào cuối năm 2021 và quá trình tiêm chủng vắc xin đạt khoảng 70% dân số vào quý 2/2022. Theo đó, tỷ lệ lạm phát cũng được dự báo tăng khoảng 2,8% năm 2021 và 3,5% vào năm 2022 khi tốc độ tăng trưởng tăng nhanh trở lại.

Trong năm 2022 và 2023, nền kinh tế sẽ một lần nữa thể hiện khả năng chống chịu và sự năng động  của mình. 	Ảnh: Lê Hương
Trong năm 2022, nền kinh tế sẽ một lần nữa thể hiện khả năng chống chịu và sự năng động của mình. Ảnh: Lê Hương.

3 kịch bản

Trên cơ sở đánh giá các yếu tố ảnh hưởng, NCIF đã đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022 kèm theo các giả định. Ở kịch bản cơ sở, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 5,8%, CPI trung bình khoảng 3,5%, đây là kịch bản nhiều khả năng xảy ra nhất hiện nay, với giả thiết tình hình kinh tế thế giới và việc kiểm soát đại dịch tiếp tục được cải thiện. Một số nền kinh tế lớn, đối tác đầu tư và thương mại lớn của Việt Nam như Mỹ, EU, Nhật Bản sẽ từ mức tăng trưởng âm năm 2020 đạt mức tăng trưởng dương trở lại (tăng trưởng của Mỹ giả định đạt 3-3,5%; tăng trưởng của Trung Quốc sẽ phục hồi trở lại với giả định tăng trưởng ở mức trên 5%).

Trong nước, tình hình dần trở lại ổn định, không phát sinh những ổ dịch lớn làm gián đoạn sản xuất và giãn cách xã hội diện rộng làm ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. Các giải pháp hỗ trợ của Chính phủ giúp doanh nghiệp dần hồi phục sản xuất, tình trạng “bình thường mới” được thiết lập trong sản xuất kinh doanh và cuộc sống người dân.

Với kịch bản cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 6,7%, CPI khoảng 4% cũng có khả năng xảy ra trong trạng thái tốt hơn, khi bệnh dịch hoàn toàn được khống chế, tạo điều kiện kinh tế thế giới hồi phục ổn định; Việt Nam tận dụng tốt được những lợi thế từ các hiệp định thương mại, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đạt hiệu quả cao làm khơi thông hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư và kinh doanh trong nước sẽ khởi sắc trở lại.

Còn ở kịch bản thấp, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 4,5%, CPI khoảng 3%, mặc dù ít nhưng cũng có thể xảy ra nếu tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, đi cùng với đó là những biến chủng mới của Covid-19 có thể cản trở sự hồi phục của kinh tế toàn cầu, trong đó có các đối tác chiến lược cũng như Việt Nam. Trong nước, hoạt động hồi phục sản xuất gặp khó khăn, các chính sách hỗ trợ của chính phủ còn có độ trễ để đi vào cuộc sống.

Theo TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC), để đà tăng trưởng kinh tế hồi phục lại trong năm 2022 cần kiên định chủ trương mở cửa nền kinh tế. Trong đó, doanh nghiệp chính là động lực phát triển của nền kinh tế, nên cần có các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, tái khởi động và phục hồi. Cụ thể:

Một là mở cửa thị trường.

Hai là đẩy mạnh cải cách thể chế, cải cách hành chính, bởi đây là thời cơ tốt cho sự đồng thuận, chung tay, đẩy nhanh cải cách.

Ba là thực hiện tốt và mở rộng quy mô các gói hỗ trợ tài khoá, tiền tệ, an sinh. Các biện pháp hỗ trợ định hướng không chỉ cứu các doanh nghiệp khó khăn mà còn nhằm thúc đẩy các ngành và doanh nghiệp có tiềm năng phát triển.

Bốn là triển khai chương trình trợ giúp, nâng cao năng lực cho cộng đồng doanh nghiệp đặc biệt là các kiến thức và kỹ năng về tái cấu trúc, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và đào tạo nguồn nhân lực.

Năm là tiếp tục thúc đẩy các hiệp định thương mại tự do, triển khai các chương trình xúc tiến thương mại đầu tư kết nối lại các chuỗi cung ứng và mở mang thị trường cho doanh nghiệp.

顶: 76踩: 9