您的当前位置:首页 > Cúp C1 > 【soi kèo bô đào nha】Thảm sát Sơn Mỹ: Cựu binh Mỹ dùng âm nhạc xoa dịu nỗi đau 正文

【soi kèo bô đào nha】Thảm sát Sơn Mỹ: Cựu binh Mỹ dùng âm nhạc xoa dịu nỗi đau

时间:2025-01-09 13:44:42 来源:网络整理 编辑:Cúp C1

核心提示

Theo những tin tức mới nhất trên báo Dân Trí, sáng ngày 16/3 soi kèo bô đào nha

TheảmsátSơnMỹCựubinhMỹdùngâmnhạcxoadịunỗiđsoi kèo bô đào nhao những tin tức mới nhất trên báo Dân Trí, sáng ngày 16/3 vừa qua, tại Khu chứng tích Sơn Mỹ (xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Lễ tưởng niệm 48 năm vụ thảm sát Sơn Mỹ (16/3/1968 - 16/3/2016), ngày mà quân đội Mỹ đã sát hại 504 thường dân Việt Nam vô tội ở nơi đây.

Tiếng chuông ngân nga bên hương hồn 504 thường dân vô tội trong vụ thảm sát Sơn Mỹ Quảng Ngãi năm xưa

Tiếng chuông ngân nga bên hương hồn 504 thường dân vô tội trong vụ thảm sát Sơn Mỹ Quảng Ngãi năm xưa. Ảnh Dân Trí

Cách đây 48 năm, vào ngày 16/3/1968, quân đội viễn chinh Mỹ đã xả súng xuống làng quê Mỹ Lai (xã Tịnh Khê, nay là TP Quảng Ngãi), sát hại 504 thường dân vô tội, trong đó có 182 phụ nữ (17 người mang thai), 173 trẻ em (56 trẻ sơ sinh), 60 cụ già, 89 trung niên. Cũng trong ngày 16/3/1968, 247 ngôi nhà chìm trong biển máu và lửa.

Lịch sử đau thương đó không bao giờ phai mờ trong tâm trí những người còn sống ngày ấy. Vào ngày 16/3 hàng năm, cả làng quê Sơn Mỹ có chung một ngày giỗ định mệnh và đau thương. Nhân buổi lễ tưởng niệm năm nay, những nhân chứng sống của vụ thảm sát Sơn Mỹ cùng cán bộ, nhân dân, học sinh và cựu binh Mỹ dâng hương tưởng niệm anh linh 504 thường dân vô tội bị sát hại dã man.

Mở đầu buổi lễ là 1 phút mặc niệm với những hồi chuông được gióng lên để tưởng nhớ 504 dân thường bị sát hại vào đúng ngày này 48 năm về trước. Ngày 16/3 hằng năm luôn là ngày mà người dân Sơn Mỹ không bao giờ quên. Họ nhắc về vụ thảm sát ở Sơn Mỹ không phải để gây hận thù mà như một lời nhắn gởi thế hệ mai sau hãy lấy đó làm tấm gương để không xảy ra những vụ thảm sát đau thương như vậy nữa.

Vào ngày tưởng niệm vụ thảm sát ở Sơn Mỹ hàng năm, tiếng đàn của cựu binh Roy Mike Boehm lại vang lên

Vào ngày tưởng niệm vụ thảm sát ở Sơn Mỹ hàng năm, tiếng đàn của cựu binh Roy Mike Boehm lại vang lên. Ảnh Dân Trí

Báo VOV dẫn lời ông Phạm Thành Công, nạn nhân sống sót sau vụ thảm sát Sơn Mỹ Quảng Ngãi bày tỏ: “Hôm nay chúng tôi tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm 504 đồng bào, không phải chúng tôi nói ra đây để rồi gây hận thù, chúng tôi nói ra đây để nhằm mục đích giáo dục và tuyên truyền cho các thế hệ tương lai của Việt Nam và cảnh báo rằng thế giới hãy cảnh giác không nên để xảy ra vụ thảm sát Sơn Mỹ. Chúng tôi cầu nguyện hòa bình và hạnh phúc của đất nước và trên thế giới”.

Trong khi đó, bà Sharon Deeny, một du khách Mỹ lần đầu tiên đến tham quan Khu chứng tích Sơn Mỹ xúc động cho biết: “Lần đầu tiên tôi đến đây và tôi không biết nhiều về vùng quê Sơn Mỹ ngày xưa như thế nào. Nhưng đến đây tôi có cảm giác đây là một vùng đất rất là xinh đẹp và những gì đã xảy ra thật là một điều khủng khiếp”.

48 năm sau ngày xảy ra vụ thảm sát, nhân dân Tịnh Khê đã ra sức hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Ông Nguyễn Trị, ở thôn Tư Cung, có người thân bị sát hại trong vụ thảm sát xúc động khi nói về đổi thay của quê hương mình: “Quê hương Tịnh Khê thay đổi rất là mạnh về đường xá, nhà cửa, con người. Nói chung nhà nước tập trung rất là đầy đủ, nên đời sống tương đối ổn định. Đây là điều đáng mừng của nhân dân xã nhà”.

Ông Billy Kelley (giữa) dâng 504 bông hồng tưởng niệm 504 thường dân vô tội trong vụ thảm sát Sơn Mỹ

Ông Billy Kelley (giữa) dâng 504 bông hồng tưởng niệm 504 thường dân vô tội trong vụ thảm sát Sơn Mỹ. Ảnh Dân Trí

Đã thành thông lệ, kết thúc lễ dâng hương, ông Roy Mike Boehm – cựu binh Mỹ (người chụp lại những bức ảnh vụ thảm sát Sơn Mỹ ngày ấy) - lại kéo đàn vĩ cầm ngay trên mảnh đất Sơn Mỹ, trong ngày tưởng niệm nhằm xoa dịu nỗi đau của 504 hương hồn vô tội đã ngã xuống dưới họng súng của quân đội Mỹ. Trong tiếng đàn du dương, ông Billy Kelley - cựu binh Mỹ tham chiến ở Việt Nam dâng 504 bông hồng trước tượng đài ở Khu chứng tích Sơn Mỹ.

Thanh Huyền(T/h)

Những loại hoa kiêng đặt tại các vị trí trong nhà