【kết quả ngoại hạng anh hôm qua】Tháo điểm nghẽn PPP để hút FDI vào cơ sở hạ tầng

 人参与 | 时间:2025-01-25 09:58:55

thao diem nghen ppp de hut fdi vao co so ha tang

Đầu tư PPP có ý nghĩa lớn đối với việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng của VIệt Nam. Ảnh: ST.

PPP thành công nhất trong ngành điện

Trong 20 năm gần đây,áođiểmnghẽnPPPđểhútFDIvàocơsởhạtầkết quả ngoại hạng anh hôm qua khoảng 200 dự án đã được cấp phép theo hình thức PPP, trong đó có 158 dự án BOT và BT trong lĩnh vực giao thông; 9 dự án BOT trong ngành điện; 5 dự án xử lý nước thải.

Theo đánh giá của các chuyên gia thuộc Nhóm Công tác Hạ tầng của Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF), đầu tư xây dựng các dự án điện đã và đang là lĩnh vực thành công nhất trong việc thu hút đầu tư nước ngoài vào các dự án BOT, với nhiều dự án nhiều tỷ đô đang được xây dựng, trong giai đoạn tiền hoàn tất tài chính hoặc đang trong quá trình vận hành. Bộ Công Thương và Chính phủ trong những năm qua đã làm tốt việc xây dựng cho các dự án điện một cơ chế phân chia rủi ro tương đối phù hợp, mang lại sự rõ ràng nhất định cho các nhà đầu tư nước ngoài và bên cho vay.

Tuy nhiên, theo đánh giá của đại điện các nhà đầu tư nước ngoài thì hình thức đầu tư PPP của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế và đây là lý do khiến các nhà đầu tư này ngần ngại khi quyết định đầu tư vào Việt Nam. Trong đó, chia sẻ rủi ro của các dự án PPP từ phía Chính phủ Việt Nam chưa thực sự được như mong muốn của nhà đầu tư nước ngoài. Ông Ryu Hang Ha, Chủ tịch Hiệp hội DN Hàn Quốc tại Việt Nam (KOCHAM) cho rằng, để thúc đẩy đầu tư vào hình thức PPP, các nhà đầu tư cần được cho phép có nhiều lựa chọn khác nhau để huy động vốn đầu tư. Tuy nhiên, dẫn quy định hiện hành yêu cầu tổ chức phát hành trái phiếu phải có lợi nhuận trong năm trước thì mới được phát hành trái phiếu, và phải có tài sản an toàn (tiền mặt), ông Ryu Hang Ha khẳng định hiện nay các quy định nghiêm ngặt đã trở thành trở ngại cho việc đầu tư. Đặc biệt, đại diện Hiệp hội này nhấn mạnh đến vấn đề chia sẻ rủi ro trong đầu tư PPP. “Trong Nghị định 63/2018/NĐ-CP sửa đổi quy định về PPP cũng có những khía cạnh tích cực như tinh giản các thủ tục hành chính cho các dự án PPP. Tuy nhiên điểm quan trọng nhất là "sự đảm bảo của Chính phủ" đối với việc chia sẻ rủi ro giữa Chính phủ và nhà đầu tư vẫn chưa được sửa đổi. Do đó, việc hoàn thiện các cơ sở pháp lý để công nhận các phương thức huy động vốn khác nhau của DN tư nhân và sự bảo đảm của Chính phủ để có thể giảm thiểu rủi ro của các nhà đầu tư có khả năng giúp các dự án PPP trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng sẽ được thực hiện tích cực hơn nữa”, ông Ryu Hang Ha nói.

Nhiều bất cập trong quy định hiện hành

Ông Kenneth Atkinson, Chủ tịch Hiệp hội DN Anh tại Việt Nam cũng cho rằng, vẫn còn có một số vấn đề cần được giải quyết trước khi nguồn tài chính quốc tế có thể “chảy” tới để hỗ trợ chương trình PPP tại Việt Nam. “Quan trọng nhất là việc cân bằng hợp lý các rủi ro. Các nhà tài trợ nước ngoài cần đảm bảo những hiệu quả nhất định trong việc thực hiện dự án và nhận được những quyền lợi tương xứng để tránh những rủi ro không muốn có”, ông Kenneth Atkinson nói. Về rủi ro ngoại hối, ông Kenneth Atkinson cho rằng, trên thực tế phải có một bên chấp nhận chịu những rủi ro này. Nếu các nhà đầu tư nước ngoài phải chịu, họ sẽ tính giá các rủi ro đó vào dự án khiến cho chi phí dự án tăng cao hơn và không mang tính kinh tế cao. Chưa kể, bên cạnh rủi ro ngoại hối vẫn còn những rủi ro có tác động tương tự.

Đánh giá về thu hút đầu tư PPP của Việt Nam, ông Koji Ito, Chủ tịch Hiệp hội DN Nhật Bản tại Việt Nam cho rằng, Chính phủ Việt Nam đã hiểu rõ ý nghĩa của PPP trong việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng và luôn lắng nghe nguyện vọng của DN để cùng chia sẻ rủi ro với các DN cũng như thực hiện tốt vai trò của Chính phủ để đưa các dự án PPP đi đến thành công. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai các dự án PPP, vẫn còn nội dung chưa rõ ràng.

Theo đại diện Hiệp hội DN Nhật Bản, Nghị định 63 có quy định các hợp đồng có liên quan của dự án có thể áp dụng luật nước ngoài, nhưng Nghị định 63 lại không quy định rõ là có thể áp dụng luật nước ngoài đối với những hợp đồng mà một trong các bên kí kết là pháp nhân nước ngoài hay không. Vì thế, cần quy định rõ hơn về các trường hợp áp dụng luật nước ngoài Điều 467 của Nghị định này. Bên cạnh đó, Nghị định 63 cho phép nhà đầu tư và DN dự án có quyền thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, quyền kinh doanh thiết bị dự án. Tuy nhiên Luật Đất đai, Luật Dân sự lại không quy định rõ việc chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam được phép nhận thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, do đó vẫn còn tồn tại vấn đề là nhà đầu tư và DN gặp khó khăn trong việc huy động vốn.

Liên quan đến nguồn vốn cho các dự án PPP, báo cáo của Nhóm Công tác hạ tầng của Diễn đàn VBF cũng nhấn mạnh, một trong những khó khăn lớn nhất mà các dự án PPP gặp phải là việc xác định nguồn vốn hỗ trợ bù đắp thiếu hụt tài chính cho các dự án. Vì việc chuẩn bị đề xuất dự án đòi hỏi nhiều chi phí và nguồn lực, việc không có các quy định rõ ràng về các nguồn vốn bù đắp thiếu hụt tài chính sẽ khiến cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc nhà đầu tư không mặn mà với việc chuẩn bị dự án.

Một vấn đề khác được các nhà đầu tư nhắc tới, đó là theo Nghị định 63, sau khi nhà đầu tư được lựa chọn và phê duyệt, nhà đầu tư, bao gồm các nhà đầu tư nước ngoài của dự án có thể thành lập DN dự án để thực hiện dự án. Nghị định 63 không quy định việc nhà đầu tư phải xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (GCNĐKĐT). Mục đích của thay đổi này là để giúp các nhà đầu tư tránh “xin giấy phép hai lần”. Nhưng nếu không có GCNĐKĐT, nhà đầu tư và các DN dự án có thể gặp khó khăn trong việc xin các giấy phép quan trọng khác cho dự án và trong các hoạt động hàng ngày của dự án. Lý do là bởi các luật liên quan như Luật Doanh nghiệp và Luật Đất đai, có hiệu lực pháp lý cao hơn Nghị định 63, lại quy định các nhà đầu tư nước ngoài phải nộp GCNĐKĐT để xin giấy chứng nhận đăng ký DN và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Việc DN phải cung cấp cho các bên thứ ba này toàn bộ hợp đồng PPP để chứng minh quyền của mình trong các dự án PPP là không khả thi về mặt thương mại.

Tính đến hết tháng 10/2018, cả nước có 289 dự án PPP được thực hiện với tổng vốn đầu tư khoảng 54 tỷ USD. Phân theo loại hợp đồng, trong số 289 dự án trên có 141 dự án BOT, 140 dự án BT, 5 dự án BOO… Trong đó có 207 dự án giao thông, 18 dự án năng lượng, 10 dự án hạ tầng…

顶: 3踩: 8