当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【nhận định as roma vs】Khuyến cáo người nộp thuế tự giác kê khai thu nhập chịu thuế từ hoạt động thương mại điện tử

Truy thu,ếncáongườinộpthuếtựgiáckêkhaithunhậpchịuthuếtừhoạtđộngthươngmạiđiệntửnhận định as roma vs xử phạt vi phạm thuế hàng trăm tỷ đồng

Chia sẻ về công tác quản lý thuế hoạt động thương mại điện tử (TMĐT), kinh doanh trên môi trường mạng, ông Nguyễn Tiến Dũng – Phó Cục trưởng Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh cho biết, đơn vị đã chủ động và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan truyền thông, báo chí trên địa bàn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định, chính sách, thủ tục đăng ký, kê khai, nộp thuế, cảnh báo xử lý vi phạm đối với người nộp thuế (NNT) hoạt động trong lĩnh vực TMĐT.

Cán bộ Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh hướng dẫn kê khai thuế qua điện thoại di động. Ảnh Đỗ Doãn
Cán bộ Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh hướng dẫn kê khai thuế qua điện thoại thông minh. Ảnh Đỗ Doãn

Các hoạt động tuyên truyền liên quan đến TMĐT được Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh thực hiện thông qua nhiều hình thức như ban hành văn bản, xây dựng video hướng dẫn, cẩm nang hỏi đáp… tất cả được gửi đến NNT và đăng công khai trên các kênh truyền thông của cơ quan thuế; tập huấn, đối thoại với các đại diện sàn TMĐT...

Kế đến, đơn vị tiến hành rà soát, hướng dẫn, đôn đốc các tổ chức là chủ sở hữu các sàn giao dịch TMĐT cung cấp thông tin về các tổ chức cá nhân kinh doanh trên sàn, theo Nghị định 91/2022/NĐ-CP của Chính phủ; đồng thời giao nhiệm vụ cho các phòng, các chi cục thuế, tổ chức khai thác, rà soát, quản lý, kiểm tra các đối tượng có liên quan TMĐT phải kê khai đăng ký, kê khai nộp thuế theo chỉ đạo của Tổng cục Thuế; chủ động xây dựng, tham mưu báo cáo chính quyền thành phố ban hành kế hoạch chống thất thu ngân sách, trong đó có chuyên đề chống thất thu ngân sách nhà nước hoạt động TMĐT…

Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh đề xuất Tổng cục Thuế có ý kiến trình Bộ Tài chính bổ sung nội dung các DN là chủ sàn TMĐT phải thực hiện kê khai, nộp thuế thay cho các nhà cung cấp (khôi phục điểm đ - Điều 8 – Thông tư số 40/2021/TT-BTC ngày 1/6/2021), để đảm bảo việc quản lý thuế đối với cá hoạt động TMĐT minh bạch, hiệu quả, giảm chi phí quản lý thuế, phù hợp lộ trình của Quyết định số 508/QĐ-TTg ngày 23/ 04/ 2022 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc phê duyệt chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030”.

Kết quả là trong năm 2022, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh đã kiểm tra các tổ chức và cá nhân hoat động trong lĩnh vực TMĐT, phát hiện nhiều sai phạm nên đã ban hành quyết định xử lý truy thu và phạt vi phạm thuế với số tiền 44,4 tỷ đồng. Riêng 6 tháng đầu năm nay, qua kiểm tra các tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực TMĐT, đơn vị đã xử lý truy thu và phạt số tiền 85 tỷ đồng.

‘‘Kết quả thu ngân sách nhà nước tuy không lớn nhưng đã góp phần đưa công tác quản lý thuế đối với lĩnh vực TMĐT dần vào nền nếp, tạo ra môi trường công bằng, bình đẳng trong kinh doanh trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh’’ – ông Dũng nói.

Tiếp tục tập trung nguồn lực truy vết hành vi trốn thuế

Về công tác chống thất thu lĩnh vực TMĐT thời gian tới, ông Dũng cho biết, ngoài việc tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn cá nhân, hộ kinh doanh, sàn TMĐT thực hiện nghiêm túc việc đăng ký, kê khai, nộp thuế, cảnh báo các hành vi không tuân thủ pháp luật chắc chắn sẽ bị xử phạt… Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh tiếp tục thực hiện chuyên đề chống thất thu ngân sách nhà nước lĩnh vực TMĐT với hai nội dung chính.

Doanh nghiệp khai nộp thuế tại Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh. nghìn tỷ đồng nợ thuế nội địa
Làm thủ tục kê khai nộp thuế tại Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh. Ảnh Đỗ Doãn

Thứ nhất là phối phợp với các ngân hàng thương mại xác minh thông tin các tổ chức, cá nhân có giao dịch chuyển tiền với các nền tảng mạng xã hội như Google, Facebook, YouTube, Tiktok… từ đó phát hiện, xác định các tổ chức cá nhân có thu nhập từ các hoạt động kinh doanh trên nền tảng số, thu từ hoạt động quảng cáo… để thực hiện quản lý thu và xử lý theo theo quy định của pháp luật.

Thứ hai là tăng cường thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp (DN) cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa cho các DN kinh doanh TMĐT, nhất là các đơn vị giao nhận được quỷ quyền thu tiền khi giao hàng (hình thức COD), qua đó xác định được các tổ chức cá nhân hoạt động kinh doanh TMĐT để quản lý thuế đối với các đơn vị này.

Các giải pháp chống thất thu chủ yếu tập trung truy vết các cá nhân có hoạt động kinh doanh trên sàn TMĐT; tổ chức, cá nhân cư trú trong nước có phát sinh thu nhập từ cung cấp dịch vụ xuyên biên giới trên các nền tảng số (sản xuất nội dung số, ứng dụng số); các cá nhân kinh doanh trên các nền tảng mạng xã hội (Facebook, zalo…) và cung cấp dịch vụ TMĐT (dịch vụ lưu trú trực tuyến như AirBnB, Traveloka, Agoda…)

Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh cũng sẽ tăng cường thanh tra kiểm tra các DN là chủ sàn TMĐT, các DN hoạt động trung gian vận chuyển, trung gian thanh toán và các DN kinh doanh trên sàn TMĐT thông qua khai thác dữ liệu trên Cổng thông tin TMĐT của Tổng cục Thuế; tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra đối với các hoạt động có liên quan đến TMĐT theo chương trình kế hoạch đã đề ra.

Trong 6 tháng cuối năm 2023, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh sẽ thanh tra, kiểm tra 4 DN TMĐT trọng điểm, có kết hợp đối chiếu với dữ liệu do cơ quan hải quan cung cấp để có biện pháp quản lý thu thuế hiệu quả các đối tượng này; đối chiếu dữ liệu do các ngân hàng thương mại cung cấp để có được các khoản thu nhập phát sinh từ nước ngoài của các tổ chức, cá nhân trong nước do cung cấp dịch vụ cho Google, Apple, YouTube, Facebook hay Netflix… để xử lý truy thu thuế theo quy định. Hiện tại, các loại thông tin dữ liệu này đang được ngân hàng trên địa bàn cung cấp theo định kỳ.

分享到: