【kết quả bóng đá vô địch quốc gia trung quốc】Tổng cục Hải quan giải đáp một số vướng mắc về thuế
Liên quan đến vướng mắc về thủ tục hải quan và chính sách thuế đối với DN chế xuất,ổngcụcHảiquangiảiđápmộtsốvướngmắcvềthuếkết quả bóng đá vô địch quốc gia trung quốc Cục Hải quan Long An cho biết, đơn vị đang lúng túng trong trường hợp sau khi KTSTQ tại DN chế xuất, đối chiếu giữa nguyên liệu tồn kho đã phát sinh một lượng nguyên liệu thừa. Vậy trong trường hợp này có thực hiện ấn định thuế NK, thuế GTGT đối với số nguyên liệu thừa đã nêu không?
Trả lời và hướng dẫn đơn vị trong việc thực hiện chính sách thuế đối với DN chế xuất, Tổng cục Hải quan cho biết, về việc thực hiện ấn định thuế NK, thuế GTGT đối với nguyên liệu thừa giữa nguyên liệu tồn kho thực tế dựa trên kết quả kiểm kê cuối năm của DN và báo cáo quyết toán nguyên liệu với cơ quan Hải quan. Tuy nhiên, theo trình bày của Cục Hải quan Long An, qua KTSTQ tại DN chế xuất phát hiện lượng nguyên liệu tồn thực tế tại DN chênh lệch (lớn hơn) với số lượng tồn theo khai báo hải quan, sở dĩ phát sinh lượng nguyên liệu chênh lệch này là do kết quả quyết toán, thanh khoản trước đây dựa trên hồ sơ và khai báo của DN không đúng với thực tế. Như vậy, bản chất vướng mắc là thanh khoản theo khai báo không đúng với thực tế. Do đó, Tổng cục Hải quan nhấn mạnh, DN cần xem xét lại việc quyết toán, thanh khoản theo đúng thực tế và quy định của pháp luật. Trên cơ sở kết quả thanh khoản, quyết toán lại sẽ xác định được lượng nguyên liệu tồn kho thực tế tại DN thuộc tờ khai hải quan NK nào; và tùy theo quyết định xử lý nguyên liệu dư thừa của DN cơ quan Hải quan sẽ xử lý tương ứng về thuế theo quy định.
Cục Hải quan Long An cũng nêu vướng mắc trong giải quyết ân hạn thuế theo quy định tại Điểm c, Khoản 4, Điều 103 Thông tư 38/2015/TT-BTC (gọi tắt là Thông tư 38). Tuy nhiên, Hải quan Long An cho rằng, theo quy định tại Công văn 2765/TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan, DN sẽ thực hiện khai báo theo loại hình E41: Nhập sản phẩm thuê gia công ở nước ngoài, nếu DN sử dụng sản phẩm gia công này để sản xuất hàng XK và đáp ứng các điều kiện để được ân hạn thuế 275 ngày theo Điểm a, Khoản 1, Điều 42 Thông tư 38 thì DN có được hưởng ân hạn thuế 275 ngày trong trường hợp này không?
Giải quyết vấn đề này, Tổng cục Hải quan cho biết, khi NK sản phẩm thuê gia công ở nước ngoài thì DN sử dụng mã loại hình E41 theo hướng dẫn tại công văn số 2765/TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan. Khi DN đưa sản phẩm gia công này vào để sản xuất hàng SXXK thì DN thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng theo quy định tại Khoản 5 Điều 25 Nghị định 08/2015/NĐ-CP của Chính phủ, Điều 21 Thông tư 38 của Bộ Tài chính và khi chuyển đổi mục đích sử dụng thì DN sử dụng mã loại hình nhập nguyên liệu SXXK (E31). Như vậy nếu DN đủ điều kiện được ân hạn thuế 275 ngày thì sẽ được hưởng ân hạn theo quy định.
Tuy nhiên, Tổng cục Hải quan nhấn mạnh, do đây là quan hệ kinh tế có thật trong thực tế nhưng chưa được quy định tại Nghị định 08 và Thông tư 38, nên Tổng cục ghi nhận nội dung vướng mắc này để báo cáo Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện.
Hiện nay, Cục Hải quan Nghệ An đang theo dõi và quản lý 52 DN có nợ thuế thuộc diện khó thu, không có khả năng thu do các DN đã được cấp có thẩm quyền ra quyết định giải thể, ngừng hoạt động, đóng mã số thuế, hoặc DN mất tích, bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh… với tổng số nợ thuế là trên 41 tỷ đồng trong đó có 40/52 DN phát sinh nợ thuế trên 10 năm. Cục Hải quan Nghệ An đã áp dụng các biện pháp thu hồi nợ thuế nhưng không có kết quả. Do đó, để có cơ sở thực hiện, Cục Hải quan Nghệ An đề nghị Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể đối với các trường hợp áp dụng các biện pháp cưỡng chế quy định tại Điểm b, c, d Khoản 1, Điều 93, Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH13. Trong đó, Hải quan Nghệ An nhấn mạnh, đối với các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã quá 10 năm kể từ ngày hết hạn nộp thuế nhưng không có khả năng thu hồi theo quy định tại Khoản 20, Điều 1, Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung Điều 65 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH13, đơn vị gặp nhiều khó khăn trong việc xác định đủ điều kiện để được xóa nợ: DN đã được cấp có thẩm quyền ra quyết định giải thể, DN có giám đốc đã chết nhưng không xác minh được tài sản.
Trả lời những vướng mắc trên của đơn vị, Tổng cục Hải quan đã có văn bản hướng dẫn cụ thể đối với các trường hợp áp dụng các biện pháp cưỡng chế quy định tại Điểm b, c, d Khoản 1 Điều 93 Luật Quản lý thuế: Điều 93 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 26 Điều 1 Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế đã quy định trình tự áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. Trong đó, Nghị định 127/2013/NĐ-CP của Chính phủ đã hướng dẫn thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan (từ Điều 27 đến Điều 64). Do đó, Tổng cục Hải quan đề nghị đơn vị nghiên cứu thực hiện thu hồi nợ thuế theo quy định.
Về việc xóa nợ theo quy định tại Khoản 20 Điều 1 Luật số 21/2012/QH13, cơ quan Hải quan gặp nhiều khó khăn trong việc xác định đủ điều kiện để được xóa nợ đối với trường hợp DN đã được cấp có thẩm quyền ra quyết định giải thể, DN có giám đốc đã chết nhưng không xác minh được tài sản, Tổng cục Hải quan nhấn mạnh, đối với trường hợp là DN Nhà nước đã có quyết định giải thể của cơ quan có thẩm quyền còn nợ tiền thuế, tiền phạt phát sinh trước ngày 1-7-2007, đề nghị đơn vị nghiên cứu quy định tại Thông tư 179/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện xóa nợ tiền thuế, tiền phạt không có khả năng phục hồi phát sinh trước ngày 1-7-2007 để thực hiện. Đối với trường hợp giám đốc DN đã chết nhưng không xác minh được tài sản, đề nghị đơn vị có báo cáo cụ thể vụ việc để Tổng cục Hải quan có cơ sở xem xét, hướng dẫn thực hiện hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách cho phù hợp.
Cục Hải quan tỉnh Nghệ An nêu vướng mắc về hoàn thuế NK, không thu thuế XK đối với hàng hóa NK nhưng tái xuất sang nước thứ ba. Cụ thể, tại địa bàn Nghệ An các DN NK gỗ sau đó tái xuất sang nước thứ ba phát sinh thường xuyên. Các DN này đã phản ánh quy định về điều kiện thời gian để xét hoàn thuế đối với hàng hóa NK sau đó tái xuất sang nước thứ ba nêu tại văn bản số 19128/BTC-TCHQ nói trên là không phù hợp, trái với quy định tại Luật Thuế XK, thuế NK, Nghị định số 87/2010/NĐ-CP và Thông tư số 38 của Bộ Tài chính. Bên cạnh đó, do tình hình biến động giá cả trên thị trường thế giới cũng như nhu cầu tiêu thụ của mặt hàng gỗ NK này giảm mạnh nên việc XK gặp rất nhiều khó khăn, do vậy hàng hóa NK về thường quá 365 ngày mới tái xuất được.
Cũng tại Điểm 8, Điều 114, Thông tư số 38 của Bộ Tài chính quy định điều kiện để được xét hoàn lại thuế NK đã nộp và không phải nộp thuế XK đối với hàng hóa NK tái xuất sang nước thứ ba là: “Hàng hóa chưa qua quá trình sản xuất, gia công, sửa chữa hoặc sử dụng tại Việt Nam”. Cục Hải quan Nghệ An cho biết, do đặc thù của mặt hàng gỗ là nặng, cồng kềnh, khó vận chuyển, do đó để đóng được hàng lên container có những cây gỗ tròn to phải cắt ngắn. Như vậy, trong trường hợp này, mặt hàng gỗ tròn NK được cắt ngắn để XK có đảm bảo được điều kiện nêu trên là “Hàng hóa chưa qua quá trình sản xuất, gia công, sữa chữa hoặc sử dụng tại Việt Nam” hay không?
Liên quan đến vướng mắc thời gian xét hoàn thuế đối với mặt hàng gỗ NK sau đó tái xuất sang nước thứ ba nêu tại Công văn số 19128/BTC-TCHQ, Tổng cục Hải quan cho biết, đối với các tờ khai NK phát sinh tại thời điểm Thông tư số 128/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính có hiệu lực, đề nghị đơn vị thực hiện theo đúng hướng dẫn tại Công văn số 19128/BTC-TCHQ của Bộ Tài chính.
Đối với điều kiện hàng hóa chưa qua quá trình sản xuất, gia công, sửa chữa hoặc sử dụng tại Việt Nam theo quy định tại Khoản 8 Điều 114 Thông tư 38: Liên quan đến vướng mắc này, ngày 9-7-2014, Bộ Tài chính đã có Công văn số 9243/BTC-TCHQ hướng dẫn Cục Hải quan Lào Cai và Công ty TNHH Xuân Lâm. Đề nghị Cục Hải quan Nghệ An nghiên cứu nội dung công văn trên và đối chiếu với thực tế hàng hóa NK sau đó XK sang nước thứ ba để xem xét giải quyết theo thẩm quyền.