Nghiêm khắc với bản thân,ữphógiáosưhơnnămcốnghiếnchongànhTiêuhoákết quả bóng đá số hôm nay hết mình vì người bệnh
- Tham gia song song khám chữa bệnh và giảng dạy, phó giáo sư đánh giá thế nào về sự cộng hưởng đó trong hoạt động chuyên môn của mình?
Thật sự hoạt động giảng dạy và khám chữa bệnh bổ trợ, cộng hưởng cho nhau. Với giảng dạy, để soạn được bài giảng hay cần phải đọc sách và cập nhật kiến thức mới, việc cập nhật kiến thức thường xuyên cũng giúp ích cho công tác khám chữa bệnh.
Trong khám chữa bệnh, mỗi người lại có mặt bệnh khác nhau, cách thể hiện triệu chứng, điều trị để đi đến thành công là hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, mỗi một ca bệnh là một ca lâm sàng, nên khám chữa bệnh nhiều sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm và được đem ra áp dụng vào bài giảng, từ đó, bài giảng phong phú, sinh động hơn qua những bệnh án thực tế.
- Phó giáo sư suy nghĩ thế nào trước đánh giá của “học trò” về mình: “Với học trò, phó giáo sư là cô giáo nghiêm khắc, yêu cầu chuyên môn cao, nhiệt tình chỉ dạy và không ngại bảo ban để học trò có tâm, có tầm với nghề”?
Bản thân tôi, tôi thấy mình nghiêm khắc! Đó là sự nghiêm khắc với chính bản thân mình. Hàng ngày, để buổi làm việc đạt được yêu cầu, tôi luôn đến sớm và chỉ đến khi xong xuôi hết cả công việc mới về. Trong khám bệnh, tôi không bao giờ cho phép ra một đơn thuốc hời hợt.
Với cách làm của bản thân như thế, tôi cũng yêu cầu các học viên là bác sĩ phải như vậy, cho nên tôi bị coi là nghiêm khắc! Theo tôi trong ngành y, sự nghiêm khắc đó hoàn toàn chấp nhận được. Bởi nếu đào tạo ra một bác sĩ không tốt, hoặc khám chữa bệnh hời hợt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh.
Trong đào tạo, tôi đòi hỏi các em rất cao về trình độ chuyên môn và sự tâm huyết với nghề.
Làm nghề y chịu rất nhiều áp lực, nếu bác sĩ không tâm huyết với nghề, thì stress đến rất nhanh. Vì vậy, trong mỗi bài giảng, tôi lồng rất nhiều kinh nghiệm của bản thân, những thành công trong điều trị để hun đúc lòng yêu nghề của các sinh viên, bác sĩ. Tôi mong muốn mỗi bài giảng của mình sẽ luôn đi cùng các em theo năm tháng.
Yêu nghề và không biết… “chém gió”!
- Dù ở tuổi nghỉ ngơi nhưng phó giáo sư vẫn say sưa khám bệnh, đào tạo, nghiên cứu… Động lực nào giúp bà hoàn thành mọi việc?
Để làm được như vậy cần sự yêu thích với nghề, tôi cảm thấy rất vui và phấn khởi khi được làm công việc mình yêu thích, đặc biệt những công việc liên quan tới chuyên môn tiêu hóa. Với mong muốn được cống hiến, nên bất kể đề bài gì liên quan đến mảng tiêu hóa, tôi luôn sẵn sàng dành thời gian đọc sách, soạn bài giảng để đưa ra những kiến thức cập nhật mới nhất, sâu nhất cho một vấn đề.
Đánh giá về mình, tôi có thiên hướng về một vấn đề chuyên về y khoa, đặc biệt là y tiêu hóa. Bất kể vấn đề gì về tiêu hóa tôi rất hào hứng, có thể nói suốt được. Tuy nhiên, ngồi ở quán cà phê mà “chém gió” về bất kể chủ đề gì thì tôi không có khả năng nên những câu chuyện có vẻ rất khô khan.
- Từng điều trị thành công hàng vạn ca bệnh khó ở khắp mọi miền đất nước, bà có thể chia sẻ những câu chuyện ấn tượng nhất?
Có hai bệnh nhân tôi nhớ nhất trong thực hành lâm sàng, bởi đây là những ca để lại trong tôi nhiều suy nghĩ!
Đó là trường hợp nam bệnh nhân 55 tuổi, đến khám trong tình trạng viêm dạ dày nặng. Trong lần nội soi phát hiện một vùng tổn thương có dấu hiệu nghi ngại, nên ngay khi nội soi tôi đã cắt hết tổn thương làm sinh thiết với chẩn đoán ung thư dạ dày. Mặc dù được giải thích về phương pháp chữa trị, theo dõi, nhưng do quá lo lắng và nghĩ rằng đi cắt dạ dày là phương pháp tối ưu để loại bỏ an toàn khối u, bệnh nhân quyết định sang Singapore thực hiện phẫu thuật.
Sau khi toàn bộ dạ dày cắt ra thành nhiều mảnh làm mô bệnh học thì không thấy tế bào ung thư nào. Khi đó, bệnh nhân quay lại xin khối nến, tiêu bản sang Singapore đọc lại thì họ cũng công nhận đó là tế bào ung thư.
Trường hợp này tôi rất tiếc, vì thực chất tế bào ung thư đó là vùng tế bào phát hiện ở giai đoạn rất sớm và toàn bộ tổn thương này được lấy ra ngay trong nội soi mà không phải cắt một phần nào ở dạ dày. Đến nay, sau 10 năm theo dõi sát sao, hiện tại sức khỏe của bệnh nhân ổn.
Ca bệnh thứ hai tôi ấn tượng là bệnh nhân nữ đến khám lúc 15 tuổi, khi đó bệnh nhân có chẩn đoán bệnh Wilson, đây là bệnh ứ đồng bẩm sinh và ở giai đoạn xơ gan. Từ đó đến nay, sau 15 năm theo dõi, bệnh nhân hiện 30 tuổi nhưng sức khỏe khá ổn. Tất nhiên việc uống thuốc thải đồng, thải gan phải duy trì cả đời, nhưng thật may mắn bệnh nhân đã lập gia đình và có hai con hoàn toàn khỏe mạnh.
Niềm vui lớn nhất là sức khỏe và niềm tin của người bệnh
- Là thầy thuốc cứu người, đâu là niềm vui, động lực cho phó giáo sư trong suốt những năm tháng cống hiến hết mình đó?
Mỗi dịp Lễ/Tết, tôi thường nhận được nhiều tin nhắn, thư gửi của bệnh nhân và gia đình họ. Ngoài thăm hỏi, lời chúc sức khỏe thì cũng có những tin nhắn rất cảm động… nhưng với tôi món quà quý nhất, niềm vui lớn nhất chính là sức khỏe và niềm tin của người bệnh.
- Nếu làm phép so sánh về cường độ làm việc thời gian trước và hiện nay, thì cường độ đó có sự khác biệt nhiều không, thưa phó giáo sư?
Trước đây, tôi làm việc với cường độ rất cao, thường chia làm 3 ca gồm: Buổi sáng là điều trị ở bệnh phòng, sau đó đến giờ giảng dạy; Buổi chiều làm tiếp công việc giảng dạy, hoặc tham gia điều trị; Buổi tối hay tham gia chủ tọa đoàn, hoặc làm báo cáo viên cho các hội nghị, hội thảo, tham gia phỏng vấn truyền hình, các chương trình giảng dạy sức khỏe cộng đồng.
Do những kiến thức không phải đem ra mãi để khám chữa bệnh mà phải cập nhật không ngừng, nên buổi tối là thời gian đọc sách vở và nghiên cứu để cập nhật và làm phong phú hơn.
Đến nay, dù ở tuổi nghỉ hưu, nhưng tôi vẫn mong muốn tiếp tục giữ ngọn lửa yêu nghề với tâm niệm: còn sức thì còn giúp người dân nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa, nên guồng quay của công việc vẫn giữ cùng nhịp.
- Trước sự vất vả của “bóng hồng” mang trọng trách lớn lao trong hoạt động chuyên môn và là người “giữ lửa” gia đình, làm thế nào để bà cân bằng công việc và giữ gìn hạnh phúc gia đình?
Tôi không coi đó là vất vả! Thực sự được làm công việc yêu thích, đó là làm bác sĩ, giảng dạy và khám chữa bệnh nên tôi không thấy có chút vất vả nào. Tuy nhiên, với gia đình có sự thiệt thòi, vì thời gian dành cho gia đình không nhiều. Tôi may mắn bởi luôn được sự đồng hành, sẻ chia của gia đình. Nhưng ngược lại, tôi cũng phải làm việc với cường độ cao hơn để hoàn thành thiên chức của mình trong gia đình. Khi có dịp vui chơi bên ngoài, tôi thường dành toàn bộ thời gian đó bên gia đình.
- Sự phát triển của y khoa hiện đại đã tạo ra cuộc “cách mạng” trong khám chữa nói chung và lĩnh vực tiêu hóa riêng. Tại Hệ thống Y tế MEDLATEC, những trang thiết bị hiện đại được ứng dụng chẩn đoán ung thư đường tiêu hóa thế nào, thưa chuyên gia?
Đúng là những kỹ thuật chẩn đoán hiện đại đã tạo ra cuộc cách mạng trong khám chữa bệnh nói chung và ngành Tiêu hóa nói riêng, thể hiện ở sự toàn diện, đa chuyên khoa.
Tại Hệ thống Y tế MEDLATEC, bên cạnh đội ngũ bác sĩ chuyên môn nâng cao, giàu kinh nghiệm, còn có sự hỗ trợ đồng bộ các kỹ thuật chẩn đoán hiện đại như dàn máy xét nghiệm hiện đại bậc nhất, hay những kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh (siêu âm, CT, MSCT, MRI…) cho phép nhìn nhận mặt bệnh theo không gian ba chiều, cũng như ghi nhận thông tin đầy đủ hơn trong chẩn đoán và quá trình theo dõi.
Riêng với chuyên khoa Tiêu hóa, hệ thống trang bị đồng bộ dàn máy nội soi thế hệ mới nhất tiêu biểu như dàn Olympus EVIS X1 CV 1500 có sử dụng nhuộm màu NBI, phóng đại hình ảnh hàng trăm lần nên phát hiện được ung thư giai đoạn sớm.
- Nhân dịp Ngày Sức khỏe Tiêu hóa Thế giới 29/5, chuyên gia muốn gửi thông điệp gì tới mọi người?
Thông điệp mà tôi muốn gửi tới mọi người là ung thư tiêu hóa hay gặp, nguy hiểm, nếu phát hiện sớm có cơ hội điều trị triệt để, không cần phẫu thuật, khi phải phẫu thuật là ung thư chuyển giai đoạn muộn. Để phát hiện sớm, người dân cần:
- Đi khám ngay nếu xuất hiện bất thường ở hệ tiêu hóa như đau bụng, chán ăn, ăn uống không ngon miệng, sụt cân, thiếu máu, rối loạn tiêu hóa (đầy bụng, ậm ạch)...
- Đi khám ngay nếu trong gia đình có người ung thư tiêu hóa mà không chờ đợi tuổi.
- Đi khám thường xuyên, sàng lọc định kỳ, đặc biệt là người trên 40 tuổi bắt buộc phải nội soi tiêu hóa ít nhất một lần/năm, nếu bình thường có thể an tâm, nếu có dấu hiệu bất thường thì tùy theo mức độ mà bác sĩ sẽ tư vấn lịch kiểm tra cụ thể.
- Nếu bệnh nhân có chẩn đoán ung thư thì nên nghe theo lời bác sĩ giải thích để điều trị triệt để, nâng cao chất lượng cuộc sống.
PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng - Chuyên gia tiêu hóa, Hệ thống Y tế MEDLATEC, nguyên Phó trưởng khoa Tiêu hóa (Bệnh viện Bạch Mai), Giảng viên bộ môn Tiêu hóa (Trường Đại học Y Hà Nội) với những thành tựu nổi bật trong sự nghiệp:
- Tham gia 13 đề tài nghiên cứu cấp Bộ và Bệnh viện;
- Tham gia viết 8 sách Y học;
- Tác giả 34 bài báo trên tạp chí trong nước, quốc tế;
- Hướng dẫn hơn 40 bác sĩ nội trú tốt nghiệp, hơn 50 bác sĩ cao học, hơn 20 bác sĩ chuyên khoa II, 03 nghiên cứu sinh và tiếp tục hướng dẫn nghiên cứu sinh khác;