(HG)- Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) số 58/2014/QH13 quy định về chế độ trợ cấp BHXH 1 lần đối với người lao động tham gia BHXH bắt buộc. So với Luật BHXH năm 2006,ườilaođộngmắcccbệnhhiểmnghođượcnhậntrợcấpbảohiểmxhộilầbxh vđqg indonesia Luật BHXH 2014 mở ra thêm điều kiện hưởng trợ cấp BHXH 1 lần cho những người bị mắc các bệnh hiểm nghèo. Người lao động đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ trướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và không có khả năng phục hồi có quyền được nhận trợ cấp BHXH 1 lần khi có yêu cầu và có đủ hồ sơ hợp lệ bất kể thời gian công tác là bao nhiêu năm.
Hồ sơ để giải quyết chế độ trợ cấp 1 lần được quy định như sau:
- Sổ BHXH.
- Đơn theo mẫu số 14-HSB do cơ quan BHXH cung cấp miễn phí (không cần xác nhận của địa phương nơi cư trú).
- Tóm tắt hồ sơ bệnh án (đối với người bị mắc các bệnh hiểm nghèo có tên cụ thể).
- Biên bản giám định khả năng lao động (đối với những bệnh khác suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và không có khả năng phục hồi).
Nếu người lao động không đủ sức khỏe đến trực tiếp làm hồ sơ có thể ủy quyền cho thân nhân đến cơ quan BHXH làm thủ tục giải quyết chế độ BHXH theo mẫu số 13-HSB (mẫu này do cơ quan BHXH cung cấp miễn phí).
Ngoài ra, đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động 81% trở lên có thể tự chủ động đi khám giám định sức khỏe để đủ hồ sơ giải quyết chế độ BHXH 1 lần, và nếu kết quả giám định đủ 81% trở lên thì toàn bộ chi phí giám định sức khỏe sẽ được cơ quan BHXH thanh toán cùng lúc với chế độ BHXH 1 lần.
Việc quy định người lao động được yêu cầu nhận chế độ BHXH 1 lần, cho thấy được tính nhân văn trong Luật BHXH 2014. Việc này tạo điều kiện cho người lao động có được khoản chi phí trang trải trong lúc khó khăn nhất của cuộc sống, góp phần giúp người lao động an tâm điều trị bệnh.
NGỌC TRÂM