TheỹkhôngbìnhluậndùTrungQuốcthửthànhcôngtênlửasiêxếp hạng cúp c2o tin tức từ báo Vietnamnet, tên lửa DF-ZF được phóng hôm 22/4 từ bãi phóng Chu Hải ở miền trung Trung Quốc. Các vệ tinh Mỹ đã theo dõi tên lửa này khi nó di chuyển với tốc độ vài nghìn kilomet một giờ, dọc theo khí quyển của trái đất và hướng tới mục tiêu ở phía tây nước này.
Đây là lần thử thứ 7 của tên lửa trên. Sáu vụ thử trước đã diễn ra vào các năm 2014, 2015 và đều thành công. Trang Washington Free Beacon đưa tin, tình báo Mỹ lo ngại Trung Quốc sẽ sử dụng DF-ZF (tên trước đây là WU-14), có khả năng bay hơn 11.000 km/giờ, để đưa vũ khí hạt nhân vượt qua những hệ thống phòng thủ tên lửa phức tạp nhất.
DF-ZF cũng có thể trở thành một phần của kho vũ khí tấn công chiến lược bình thường, cho phép Trung Quốc nhắm bắn bất kỳ mục tiêu nào trên thế giới chỉ trong một giờ. Tên lửa trên được tên lửa đạn đạo nâng lên tầm cao của khí quyển sau đó di chuyển nhanh gấp 5 lần tốc độ âm thanh.
Thiết bị lượn siêu tốc đang được Trung Quốc phát triển và thử nghiệm. Ảnh: RT
Người phát ngôn Lầu Năm Góc từ chối bình luận về vụ phóng thử DF-ZF mới nhất, nhưng khẳng định: “Chúng tôi theo dõi quá trình hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc một cách kỹ lưỡng”, ông Bill Urban nói.
Trong khi đó, ông Randy Forbes - chủ tịch tiểu ban hải quân, thuộc Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ - khẳng định các vụ thử tên lửa siêu thanh của Trung Quốc là một mối quan ngại, báo Dân Trí đưa tin.
"Việc Trung Quốc liên tục thử nghiệm tên lửa siêu thanh cho thấy Bắc Kinh quyết tâm thay đổi cả cán cân quân sự thông thường và hạt nhân, tiềm ẩn những nguy cơ nghiêm trọng đối với sự ổn định tại châu Á”, ông Forbes khẳng định với Free Beacon.
>> Lộ danh tính nghi can vụ thi thể giữa bụi chuối ven đại lộ Thanh Long
Thái Hà (T/h)
SCIC đang rót tiền của Nhà nước vào đâu?