| Doanh nghiệp dầu khí trước khó khăn kép | | Giá dầu thế giới đã tăng hơn 10% khi kho dự trữ dầu thô của Mỹ tăng ít | | Cơn ác mộng trên thị trường dầu mỏ | | Giá dầu giảm sốc,ầucònrẻhơgiải bóng đá ý serie a cổ phiếu dầu khí cũng “lao đầu” | | Việt Nam có nên mua dầu dự trữ khi giá âm? |
| Giá dầu mỏ giảm mạnh, lần đầu tiên rơi xuống mức âm trong tháng 4/2020 |
Cũng như các mặt hàng khác, dầu mỏ đã lâm vào tình cảnh "bán không ai mua". Tháng 4 vừa qua, giá dầu thậm chí còn rẻ hơn cho khi lần đầu tiên rơi xuống mức âm trong nhiều thập kỷ và phải chật vật lắm giá dầu thế giới mới tạm ổn định trong tháng 5, dao động quanh ngưỡng 30-35 USD/thùng. Thống kê của Viện INSEE Pháp khẳng định giá dầu đang ở mức “trượt dốc nhanh nhất trong 60 năm qua”. Ngoài tác động của virus SARS-CoV-2 từng bước làm tê liệt kinh tế toàn cầu, cuộc đọ sức giữa hai nguồn cung cấp lớn nhất thế giới là Saudi Arabia và Nga càng “đổ thêm dầu vào lửa” dẫn đến sự “sụp đổ” về giá dầu trên các thị trường quốc tế. Phải đến khi Saudi Arabia, Nga cùng với các đối tác trong và ngoài khối các quốc gia xuất khẩu dầu lửa gọi tắt là OPEC và OPEC+ cùng bắt tay nhất trí cắt giảm sản lượng gần 10 triệu thùng dầu/ngày - tương đương với 10% nhu cầu tiêu thụ của toàn cầu, trong hai tháng 5 và 6/2020, giá dầu mới "tạm ổn định". Có thể lý giải nguyên nhân khiến giá dầu “tạm ổn định” là do mức sản xuất đang từ 42-43 triệu thùng/ngày rơi xuống còn 34 triệu thùng kể từ ngày 1/5. Thứ hai là các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ không đủ sức chịu đựng trước sự sụp đổ của dầu lửa thế giới nên đã lần lượt ngưng hoạt động. Trong tháng 4, thị trường mất đi gần 200.000 thùng dầu đá phiến của Mỹ. Yếu tố khá bất ngờ thứ ba, tuy không quan trọng lắm nhưng cũng góp phần giữ cho giá dầu ổn định đó là khả năng sản xuất của Kazakhstan bị thiệt hại đáng kể khi dịch bệnh đã len lỏi vào một trong những mỏ dầu lớn nhất của quốc gia Trung Á này, khiến 17.000 nhân viên phải “sơ tán” khỏi mỏ dầu Tenguiz. Giám đốc Nghiên cứu Viện Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (IRIS) Francis Perrin khẳng định: Rõ ràng mức tiêu thụ dầu mỏ giảm trong năm nay và đây là lần đầu tiên hiện tượng này tái diễn kể từ năm 2009. Điều này cho thấy khủng hoảng y tế đã tác động lớn như thế nào tới các hoạt động kinh tế. Kinh tế toàn cầu bị trì trệ. Theo ông, trong 6 tháng cuối năm, tình hình sẽ khả quan hơn. Trên thực tế, cỗ máy kinh tế của Trung Quốc không khởi động lại một cách nhanh chóng như mong đợi, còn châu Âu “đang trông thấy khủng hoảng về kinh tế ở trước mặt”. Nhiều nghiên cứu cho thấy với giá dầu ở mức trên dưới 35 USD/thùng, ngay cả Saudi Arabia cũng điêu đứng. Do lệ thuộc gần như hoàn toàn vào công nghiệp dầu lửa, Riyadh chỉ có thể cân bằng ngân sách chi - thu với giá dầu khoảng 80 USD/thùng. Tại Mỹ, nếu dầu mỏ thấp hơn ngưỡng 65 USD, tất cả các nhà sản xuất dầu đá phiến đều thua lỗ. Nga cần bảo đảm xuất khẩu dầu mỏ với giá trên dưới 50 USD/thùng. Có thể thấy trong tình hình hiện nay, tất cả các nhà sản xuất đều chịu thiệt hại, khi giá dầu và mức tiêu thụ đều rớt thảm hại. Đơn cử như Saudi Arabia. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Saudi Arabia giảm 2,3% trong năm 2020 trong khi Riyadh thông báo cắt giảm ngân sách 25 tỷ USD, thuế trị giá gia tăng của nước này cũng đang từ 5% nhảy vọt lên thành 15%. Khi những bất cập của cỗ máy kinh tế Saudi Arabia - vốn hoàn toàn bị vàng đen chi phối, lộ ra trong thời Covid-19 thì phương Tây cũng đau đầu không kém bởi Riyadh là một trong những khách hàng quan trọng nhất mua vũ khí của Âu, Mỹ và Nga. Năm 2019, Saudi Arabia mua hơn 57 tỷ USD trang thiết bị quân sự. Ngân sách quốc phòng của nước này chiếm khoảng 8% GDP trong khi với Nga là 3,9% hay Mỹ là 3,4%. Do đó, để có thể chống chọi với tình huống khó khăn này, chỉ có con đường hợp tác quốc tế mới mang lại ánh sáng không chỉ cho các nước sản xuất dầu mỏ mà với tất cả các quốc gia khác trên thế giới. |