Tết tất bật,ợCườngbéoTếtnhàtôiđạmbạcdànhtiềnlochongườinghèohơnhận định kèo sevilla Tết vội vàng Dừng đảo chảo thức ăn chay, chị Nguyễn Thị Tuyết Lan (SN 1975, Quận 1, TP.HCM) và hai người con gái tất bật xếp đặt những hũ thực phẩm chay do mình chế biến vào nơi trưng bày. Chị vội vàng bởi sắp đến giờ phải có mặt tại điểm phát quà từ thiện cho người nghèo dịp Tết. Mấy chục năm nay, vào những ngày giáp Tết Nguyên đán, gia đình chị lại bận bịu, tất bật hơn mọi ngày. Giữa lúc quay cuồng với những hoạt động từ thiện những ngày cuối năm, chị lại nhớ chồng, anh Vũ Quốc Cường (SN 1975, còn gọi là Cường “béo”) quay quắt. Khi anh Cường còn sống, ngày cuối năm, chị có thể dành chút thời gian ít ỏi để chăm sóc con cái, dọn dẹp nhà cửa rồi mới “chạy theo” các hoạt động thiện nguyện của mình. Nay anh không may ra đi, một mình chị phải cố gắng chu toàn cả hai.
Mọi năm, vào ngày Tết, anh Cường không ở nhà để phụ giúp chị Lan trong việc chăm lo gia đình. Anh lo làm chương trình quà Tết cho bà con khó khăn rồi lo nấu cơm cho bệnh nhân tâm thần, mái ấm, trại mồ côi…”. Anh đi liên tục, dồn hết tiền gia đình kiếm được vào các hoạt động thiện nguyện nên Tết của nhà anh đạm bạc, giản đơn vô cùng. Mấy ngày Tết, “nhà người ta kho thịt, nấu đồ ăn ngon để dành”, nhà anh Cường “béo” không có gì ngoài ít bánh, trái cây cúng ông bà. Đúng trưa 30 Tết, cha con, vợ chồng anh ngồi lại ăn chung với nhau bữa cơm cuối năm rồi thôi. Nhưng bữa cơm ấy cũng chỉ là bữa cơm chay chứ không có đồ ăn đầy đủ như mọi nhà. Lúc mẹ chị Lan còn sống, mỗi khi Tết đến, bà hay nấu đồ ăn và cho gia đình anh chị mấy trái khổ qua nhồi thịt, ít thịt kho “để dành cho mấy đứa nhỏ ăn”. Nhưng thường thì chẳng ai kịp ăn vì sang mùng 1 Tết, nhà chị đã tỏa đi mỗi người mỗi ngả.
“Con thì đứa lớn dắt đứa bé đi hành hương thập tự, hai vợ chồng tôi đi nấu cơm ở trại tâm thần, bệnh viện, mái ấm… Chúng tôi làm những công việc ấy xuyên Tết. Nói cho đúng là cả gia đình tôi không có ngày nào gọi là ngày Tết. Tết, người ta đi du xuân, gia đình tôi đi làm từ thiện”, chị chia sẻ. Sau khi anh Cường “Béo” không may qua đời, những ngày Tết, chị Lan càng vất vả, tất bật hơn. Chị quay cuồng với các hoạt động trao quà từ thiện tại TP.HCM và các tỉnh lân cận. Mùng 1 Tết, chị tiếp tục đến nấu cơm, lo bữa cơm Tết tại các trại tâm thần, bệnh viện, mái ấm, viện mồ côi… Chị cứ loay hoay, tất bật như thế cho đến khi Tết nhất qua đi, bếp cơm tại các tụ điểm trên có người đứng nấu, chị mới trở về nhà. Những khoảng trống mênh mông Vừa lo kế sinh nhai vừa phải tiếp tục các hoạt động thiện nguyện còn dang dở của chồng, nhiều lúc chị Lan tưởng chừng không thể gắng gượng. Thế nhưng, những lúc ấy, chị lại nhớ đến chồng cùng những di nguyện của anh.
Chị muốn tiếp tục những điều anh và chị trăn trở suốt bao nhiêu năm qua - hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Đêm 30 Tết, chị rong ruổi, len lỏi vào những con hẻm nhỏ để san sẻ với những những gia đình khó khăn không thể về quê đón Tết. Trước đây, năm nào hai vợ chồng chị cũng thực hiện hoạt động này. Nay chỉ còn một mình, chị bước đi trong cô đơn, trống vắng vô cùng. Chị Lan tâm sự: “Anh ấy mất đi, tôi hụt hẫng nhiều lắm. Về mặt tinh thần, mẹ con tôi mất đi người chồng, người cha là chỗ dựa duy nhất. Ngày anh còn sống, các con tôi cái gì cũng gọi bố, hỏi bố. Bây giờ anh không còn, ngày lễ, ngày Tết, các con tôi chỉ có thể đứng lên, thắp cho anh nén nhang. Cảm giác trống vắng lắm”, chị chia sẻ thêm.
Sự ra đi của anh Cường cũng khiến chị Lan chới với trong việc tiếp tục các hoạt động thiện nguyện của mình và của anh để lại. Trước đây, dù cùng phát tâm làm từ thiện nhưng anh Cường “béo” và chị Lan thực hiện theo 2 hướng khác nhau. Chị Lan chủ yếu đứng bếp, quản lý quán cơm xã hội và nấu ăn miễn phí tại bệnh viện, mái ấm, viện mồ côi... Trong khi đó, anh Cường kết nối, cùng các mạnh thường quân thực hiện nhiều hoạt động từ thiện nguyện quy mô, mang tính lâu dài. Suốt quá trình đó, chị Lan không tham gia nên không biết anh Cường hoạt động cùng ai, chung tay với mạnh thường quân, tổ chức thiện nguyện nào. Thế nên khi anh qua đời, chị không thể liên hệ, kết nối với những mạnh thường quân, tổ chức thiện nguyện này.
Do đó, đến nay, vì không còn người hỗ trợ, chung tay, chị đành cắn răng tạm ngưng một số chương trình thiện nguyện mà anh Cường đang làm trước đó. Một trong số đó là chương trình hỗ trợ cho học sinh khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn đến năm 18 tuổi. Chị Lan nói: “Trước đó, anh hứa lo cho các em đến lúc các em đủ 18 tuổi. Thế nhưng giữa chừng anh lại ra đi nên các em hụt hẫng lắm. Bây giờ, tôi không đủ khả năng tiếp tục hỗ trợ các em như anh đã làm lúc còn sống nữa. Dù rất đau lòng nhưng tôi đành phải xin lỗi các gia đình này”. “Bây giờ, tôi biết rằng, có làm gì đi nữa cũng không thể lấp đầy được khoảng trống mênh mông, vô hình mà anh để lại. Thế nhưng, chúng tôi sẽ cố gắng từng ngày. Cuối năm, tôi nấu mâm cơm chay cúng mẹ, cúng anh. Sang mùng 1 Tết, cả nhà lại đi hoạt động thiện nguyện như ngày anh còn sống”, chị chia sẻ thêm. Nguyễn Sơn Vợ Cường 'béo': Anh dặn mẹ con tôi sống tằn tiện, dành tiền giúp đờiTham dự Lễ trao giải Nhân vật VietNamNet truyền cảm hứng 2021, chị Nguyễn Thị Tuyết Lan xúc động khi chia sẻ về người chồng quá cố. |