当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【ketwuabongda】Nhạc khí cổ điển trong cổ nhạc miền Nam

Báo Cà Mau(CMO) Trước khi nghệ thuật ca kịch cải lương xuất hiện, trước đó cổ nhạc miền Nam chơi theo lối “Đờn ca tài tử” rồi đến “Ca ra bộ”. Thời kỳ đó người ta dùng các loại nhạc khí cổ điển như:

1- Đờn kìm: Đây là loại đờn 2 dây tơ, có 8 phím lõm. Đờn kìm có âm hưởng thâm trầm, dễ ca. Đây là cây đờn chánh, không thể thiếu trong các buổi đờn ca tài tử, cải lương hoặc nhạc lễ đám tang. Đờn kìm còn gọi là đờn nguyệt. Người chơi đờn kìm được coi là người điều khiển ban nhạc và giữ nhịp song lang. Học hát chủ yếu với cây đờn kìm.

2- Đờn cò: Là cây đờn phổ thông thứ hai sau cây đờn kìm. Đờn có có 2 dây tơ, không có phím, phát ra tiếng nhờ kéo dây cung. Các nghệ nhân đờn ca tài tử thường bọc cây đờn cò trong bao vải mỗi khi cần mang đi, tỏ sự trân quý. Ngoài cổ nhạc, cây đờn cò cũng không thể thiếu trong hát bội, nhạc lễ đình chùa, nhạc cúng đồng bóng hay ma chay.

Ông Lâm Tường Vân  là một trong những cây đại thụ trong nghệ thuật đờn ca tài tử, cải lương của Cà Mau và cả Nam Bộ. Ảnh tư liệu: Minh Tấn

3- Đờn tranh: Còn gọi là đờn thập lục vì có 16 dây. Đờn dùng dây kim, phát tiếng nhờ khảy bằng móng kim nghe thanh sắc sâu lắng. Âm vang đờn tranh nhờ nghệ nhân nhấn và rung trên phím, làm người nghe thấy mùi mẫn…, nhất là về đêm. Phụ nữ sử dụng đờn tranh trông rất tao nhã, sang trọng…

Trong nhạc khí cổ còn có đờn tỳ bà, đờn sến, đờn gáo, đờn độc huyền… nhưng giới cải lương ít dùng đến…

4- Ống sáo: Còn gọi là ống tiêu, cũng có mặt rất sớm trong cổ nhạc miền Nam. Nó không chủ động trong ban nhạc mà phải bè theo đờn. Cho đến nay vẫn còn đắc dụng.

Trong bộ thổi, ta còn thấy có “cây cuỗn”, giống như kèn, nhưng không có cái loa. Cuỗn thường xuất hiện trong nhạc Hồ Quảng và nhạc lễ đám ma.

Nhạc cải lương hầu như không có kèn, cũng như không sử dụng trống như nhạc Tây phương. Khi nhạc Tây phương xâm nhập vào xứ ta thì người nhạc sĩ cổ nhạc miền Nam có sáng kiến đưa cây Violon và Guitare vào ban nhạc cổ tài tử, cải lương. Từ đó, 2 nhạc cụ này được giới đờn ca tài tử cũng như cải lương đón nhận, biến cải thành nhạc cụ cổ nhạc cho đến ngày nay.

Cây Violon còn gọi là vĩ cầm, có 4 dây tơ, dùng cung kéo, phát ra âm thanh như đờn cò, đờn gáo của ta. Violon phụ họa với cây đờn tranh của ta rất hợp, nhưng tiếng kêu của nó rất lớn, làm lấn át các tiếng đờn khác nên nhiều người không thích, ban đờn ca tài tử cũng không ưa chuộng.

Cây Guitare khi vào ban nhạc cổ của ta còn gọi là lục huyền cầm, được cải biến đờn 5 dây và phím móc lõm sâu. Đờn Guitare dùng dây kim, phím lõm nên tiếng đờn gần như tiếng đờn tranh, nghe mùi và ai oán. Nhất là Guitare điện.

Cây đờn Guitare rất thịnh hành đối với cải lương, từ khi nó du nhập vào làng cổ nhạc năm 1930, người ta dùng cây Guitare thay cho cây đờn kìm trong vai trò nhạc trưởng, do đó, người đờn Guitare phải giữ nhịp song lang. Đặc biệt từ khi Nhạc sĩ Văn Vĩ với 6 câu vọng cổ bằng ngón đờn Guitare của ông thì địa vị cây Guitare trở thành thống soái trong làng cải lương, làm cho cây đờn kìm xuống hàng thứ hai.

Trên sân khấu cải lương, nhạc sĩ đờn Guitare và đờn kìm được xếp ngồi phía trong cánh gà, bên phải, chỗ đường nghệ sĩ ra sân khấu. Lý do để nhạc sĩ và nghệ sĩ ăn ý với nhau về bài bản, âm điệu hợp cho từng người. Còn các cây đờn khác thì ở xa phía sau. Cho thấy vị trí quan trọng của 2 cây đờn Guitare và đờn kìm trong ban nhạc./.

H.D sưu tầm và biên soạn

分享到: