【kpbd hom nay】Thanh Hóa: Tăng cường quản lý sử dụng hiệu quả tài sản công
作者:Thể thao 来源:Nhà cái uy tín 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 18:41:17 评论数:
Giải pháp then chốt sử dụng hiệu quả tài sản công
Ông Phạm Việt Bắc - Phó Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Thanh Hóa cho rằng,óaTăngcườngquảnlýsửdụnghiệuquảtàisảncôkpbd hom nay sự tăng trưởng của nền kinh tế đòi hỏi phải huy động tối đa mọi nguồn lực, trong đó tài sản công được coi là một nguồn lực quan trọng và cần thiết, nhất là trong điều kiện đất nước ta đang tập trung phát triển nền kinh tế nhanh và bền vững. Do vậy, việc quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản công được coi là nghĩa vụ và trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và nhân dân.
Qua việc rà soát, sắp xếp lại cơ sở nhà đất, công tác quản lý tài sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa tạo được sự công khai minh bạch. Ảnh: TL |
“Trong những năm qua, tài sản công luôn là vấn đề nóng, được các đại biểu thường xuyên chất vấn tại các kỳ họp Quốc hội. Nhiều vụ án tham ô, tham nhũng liên quan đến công tác quản lý, sử dụng tài sản công được đưa ra xét xử. Do đó, việc sắp xếp, xử lý tài sản công nói chung và trụ sở làm việc nói riêng là vấn đề hết sức cần thiết” – ông Bắc nhấn mạnh.
Trên cơ sở Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ về sắp xếp lại, xử lý tài sản công, Sở Tài chính tỉnh Thanh Hóa đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 69/KH-UBND ngày 25/3/2019 của UBND tỉnh về việc thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc tỉnh Thanh Hóa quản lý. Theo đó, UBND tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo sắp xếp lại, xử lý nhà, đất trên địa bàn.
Cùng với đó, Sở Tài chính tỉnh Thanh Hóa đã ban hành văn bản hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp và các địa phương các bước thực hiện báo cáo kê khai, tổng hợp, kiểm tra, lập phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nhằm đảm bảo kế hoạch số 69/KH-UBND của UBND tỉnh, công văn số 18294/UBND-KTTC ngày 31/12/2020 của UBND tỉnh và theo đúng quy định của Chính phủ tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 và Nghị định số 67/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
Sau khi UBND các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị có tài sản xây dựng phương án của địa phương, đơn vị mình trình Ban chỉ đạo sắp xếp nhà đất tỉnh Thanh hóa, gồm các ngành: Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng và các địa phương, đơn vị có liên quan tiến hành kiểm tra hiện trạng đối với các cơ sở nhà, đất theo kế hoạch đề ra, thẩm định, trình trưởng ban chỉ đạo cấp tỉnh phê duyệt.
Đến nay, Sở Tài chính tỉnh Thanh Hóa đã trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt phương án xử lý 10.536 cơ sở nhà, đất trên địa bàn tỉnh, chiếm khoảng 93,9% trên tổng số cơ sở nhà đất thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn. Thông qua việc rà soát, sắp xếp lại cơ sở nhà đất, công tác quản lý tài sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa tạo được sự công khai minh bạch, giúp cho việc quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn tài sản Nhà nước.
Thẩm định giá góp phần chống lãng phí, thất thoát, tiêu cực
Chia sẻ về vai trò của các “Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản” và “Doanh nghiệp thẩm định giá” trong công tác đấu thầu, đấu giá tài sản Nhà nước, ông Phạm Việt Bắc cho hay, thời gian qua, hoạt động đấu giá trên địa bàn từng bước được chuyên nghiệp hóa. Các sở, ngành, địa phương tăng cường phối hợp trong đấu giá, nhất là đấu giá tài sản công, góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Hiện nay, tài sản đấu giá có thể chia thành 2 loại: Thứ nhất, là tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá (phổ biến như tài sản là quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật về đất đai; tài sản nhà nước theo quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; tài sản thi hành án; tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước, tài sản kê biên để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính ...).
Thứ hai, là tài sản thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức tự nguyện lựa chọn bán thông qua trình tự, thủ tục đấu giá theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Đấu giá tài sản.
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện nay, việc đấu giá qua các trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản để thực hiện đấu giá tài sản công (trong đó có hơn 80% là đấu giá quyền sử dụng đất) là chủ yếu. Quá trình thực hiện đấu giá của các trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản cơ bản đảm bảo khách quan, công khai, minh bạch, đúng quy định pháp luật; đảm bảo quyền, lợi ích của người có tài sản đấu giá và người tham gia đấu giá; góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước và thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế về tổ chức đấu giá (quy mô thực hiện, cạnh tranh không lành mạnh…) cũng như hạn chế về hoạt động đấu giá như thông đồng trong hoạt động đấu giá…
Dịch vụ thẩm định giá được cung cấp bởi các doanh nghiệp thẩm định giá góp phần tiết kiệm chi tiêu trong đầu tư mua sắm tài sản, chống lãng phí, thất thoát, tiêu cực trong hoạt động sản xuất kinh doanh; đồng thời, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của chủ tài sản, của các nhà đầu tư, các bên liên quan tham gia giao dịch, thúc đẩy phát triển kinh tế, minh bạch quan hệ kinh tế giữa các chủ thể tham gia thị trường.
Tuy nhiên, cũng đã xuất hiện hiện tượng tiêu cực, một số doanh nghiệp thẩm định giá, thẩm định viên về giá hành nghề (có tính chất cá nhân) đã cố tình vi phạm tiêu chuẩn đạo đức hành nghề, vi phạm tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam, thông đồng với khách hàng làm sai lệch kết quả thẩm định giá; nhất là trong việc thẩm định giá phục vụ cho việc đấu thầu mua sắm, đặc biệt mua sắm thiết bị vật tư y tế, giáo dục. Một số thẩm định viên đã bị khởi tố liên quan đến hoạt động nghề nghiệp. Lãnh đạo Sở Tài chính Thanh Hóa cho rằng, các sai phạm trên xuất phát từ cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó có cả việc khách hàng thẩm định giá cung cấp thông tin về tài sản thẩm định giá chưa trung thực và đầy đủ…
Trên cơ sở Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ về sắp xếp lại, xử lý tài sản công, Sở Tài chính tỉnh Thanh Hóa đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 69/KH-UBND ngày 25/3/2019 của UBND tỉnh về việc thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc tỉnh Thanh Hóa quản lý. Theo đó, UBND tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo sắp xếp lại, xử lý nhà, đất trên địa bàn. |