【giải cúp đức】Hội nghị Cấp cao ASEAN 36: Tăng cường khả năng phục hồi của ASEAN
. |
Covid-19 đã tác động nghiêm trọng đến hoạt động kinh tếvà đời sống của người dân hầu hết các nước trên thế giới,ộinghịCấpcaoASEANTăngcườngkhảnăngphụchồicủgiải cúp đức trong đó có khu vực Đông Nam Á. Xin Thứ trưởng chia sẻ về tác động của Covid-19 đối với Chương trình Nghị sự mà Việt Nam đã đề ra cho Năm Chủ tịch ASEAN 2020?
Việt Nam bắt đầu cho Năm Chủ tịch 2020 từ năm 2019, khi chưa có khái niệm Covid-19. Do đó, dịch bệnh xảy ra đã làm đảo lộn mọi kế hoạch và khiến chúng ta phải thay đổi để phù hợp với tình hình mới.
Cái khó nữa là, khi xảy ra Covid-19, các nước đều phải tập trung ứng phó với dịch bệnh, nên chúng tôi phải đưa các vấn đề ra sao cho phù hợp với sự quan tâm của các nước. Do đó, dù muốn hay không, chúng ta phải chuyển trọng tâm hợp tác ASEAN vào ứng phó với Covid-19 và Việt Nam đã kịp thời chuyển cả chương trình lẫn trọng tâm của ASEAN sang chống Covid-19. Việc này đã nhận được sự hưởng ứng cũng như thu được những kết quả tốt.
Với vai trò Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã thể hiện sự chủ động, liên minh dẫn dắt Hiệp hội vượt qua đại dịch như thế nào, thưa Thứ trưởng?
Chủ đề của Năm Chủ tịch ASEAN là Gắn kết và Chủ động thích ứng. Chúng tôi đề cao yếu tố đoàn kết. Do đó, ngay từ đầu tháng 2/2020, khi dịch bệnh trầm trọng và Tổ chức Y tế thế giới chưa có tuyên bố về đại dịch, Việt Nam đã trao đổi với các nước ASEAN để ra một tuyên bố của Chủ tịch do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ban hành về cách ứng phó với Covid-19 trong ASEAN, rồi đưa ra cơ chế điều phối, hợp tác, tổ chức nhiều cuộc họp trực tuyến của ASEAN ở các cấp, các ngành, đề ra nhiều biện pháp cụ thể như lập Quỹ ứng phó Covid-19, lập kho y tế dự phòng, lập Quy trình chuẩn về ứng phó dịch bệnh, xây dựng kế hoạch phục hồi của ASEAN.
ASEAN cũng có nhiều cuộc họp trực tuyến với các đối tác để thúc đẩy hợp tác quốc tế ứng phó với Covid-19, hỗ trợ khắc phục tác động của dịch bệnh.
Có thể nói, trong vai trò Chủ tịch, Việt Nam đã huy động được sự thống nhất, chung tay của ASEAN để ứng phó với Covid-19 một cách hiệu quả.
Thứ trưởng có thể chia sẻ thêm về yếu tố gắn kết và chủ động thích ứng của ASEAN trước đại dịch Covid-19?
Gắn kết ở đây không chỉ là đoàn kết, mà còn là sự hợp tác rất cụ thể, tăng cường sự gắn bó về lợi ích với nhau, tạo ra chất keo gắn kết. Trong thời gian qua, chỉ riêng việc phòng chống Covid-19 đã cho thấy nhu cầu hợp tác rất cụ thể, vì nước nào cũng có nhu cầu bảo hộ công dân, chia sẻ kinh nghiệm...
Còn đối với yếu tố chủ động thích ứng thì khi dịch bệnh xảy ra, chúng ta ngay lập tức đã họp bàn với nhau, đề ra các biện pháp ứng phó dịch bệnh một cách hiệu quả.
Mặc dù chưa biết khi nào dịch bệnh kết thúc, nhưng các bộ trưởng và các cuộc gặp quan chức cao cấp (SOM) đã xây dựng kế hoạch phục hồi để giảm thiểu tác hại của Covid-19, đồng thời từng bước phục hồi toàn bộ các mặt, các trụ cột công tác của ASEAN.
Trong nửa năm tiếp theo của nhiệm kỳ, Việt Nam sẽ triển khai những nội dung gì để tiếp tục thực hiện những ưu tiên mà chúng ta đã đặt ra? Nội dung này được quan tâm như thế nào tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 36, thưa Thứ trưởng?
Trong nửa chặng đường mà chúng ta đã đi qua, chúng ta phải tập trung công sức khá nhiều cho việc ứng phó với Covid-19, đồng thời không quên triển khai những kế hoạch, sáng kiến đã đề ra ngay từ đầu năm. Tuy nhiên, công việc vẫn còn rất nhiều và cần tập trung công sức hơn cho việc triển khai những sáng kiến đã đề ra. Như vậy, nhiệm vụ là vừa phục hồi kinh tế - xã hội trong ASEAN, vừa triển khai được những kế hoạch đã đặt ra trong cộng đồng ASEAN, cũng như đẩy mạnh quan hệ của ASEAN với các nước khác. Đây cũng là trọng tâm của Hội nghị Cấp cao ASEAN 36.
Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 là hội nghị cấp cao chính thức đầu tiên trong Năm Chủ tịch ASEAN 2020. Theo kế hoạch ban đầu, Hội nghị dự kiến tổ chức vào tháng 4/2020, nhưng do Covid-19, Việt Nam đã quyết định lùi đến cuối tháng 6/2020, với mong muốn tổ chức Hội nghị trực tiếp, bình thường như mọi khi. Tuy nhiên, cho đến nay, trước tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, Việt Nam và các nước quyết định họp trực tuyến.
Trong hoàn cảnh đặc biệt hiện nay, chắc chắn rằng, một trọng tâm được các nhà lãnh đạo tập trung trao đổi sẽ là tiếp tục hợp tác ứng phó Covid-19 và tăng cường khả năng phục hồi của ASEAN.
Trên tinh thần đó, các nhà lãnh đạo sẽ nghe báo cáo và cho ý kiến về hợp tác ASEAN trong 6 tháng đầu năm 2020 trên cả 3 trụ cột: chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội. ASEAN đang tích cực đánh giá giữa kỳ việc thực hiện Kế hoạch tổng thể Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 ở cả 3 trụ cột, kiểm điểm việc thực hiện Hiến chương ASEAN, khởi động thảo luận về Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2025, cũng như triển khai các biện pháp nâng cao hình ảnh và bản sắc của Hiệp hội, đẩy mạnh hợp tác với các đối tác.
Trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN 36, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ chủ trì Phiên họp đặc biệt của các nhà lãnh đạo ASEAN về tăng quyền năng cho phụ nữ trong thời đại số. Đây là sáng kiến do Việt Nam đề xuất nhằm kỷ niệm 25 năm thông qua Tuyên bố và Cương lĩnh Bắc Kinh về thúc đẩy các quyền của phụ nữ. Hoạt động này cũng nhằm khẳng định cam kết của ASEAN trong thực hiện đầy đủ và hiệu quả các mục tiêu đề ra trong Cương lĩnh Bắc Kinh, cũng như thúc đẩy bình đẳng giới và nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và hợp tác ASEAN.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng chủ trì Phiên đối thoại của lãnh đạo các nước ASEAN với Đại hội đồng Liên nghị viện ASEAN, đối thoại với đại diện Thanh niên ASEAN và Hội đồng Tư vấn kinh doanh ASEAN (ASEAN-BAC). Thông qua các hoạt động đối thoại với đại diện các ngành, các giới trong ASEAN, lãnh đạo các nước ASEAN mong muốn thúc đẩy gắn kết và sự tham gia đóng góp tích cực của các thành phần khác nhau trong xã hội trong tiến trình liên kết khu vực và xây dựng Cộng đồng ASEAN.
(责任编辑:Thể thao)
- Microsoft sa thải 1.850 nhân viên, ngừng sản xuất điện thoại thông minh
- Gần 92 triệu người trên thế giới hưởng lợi từ chương trình giảm nghèo
- Công viên Hồ Tây chuẩn bị khép lại mùa hoạt động 2016
- 10 cuốn sách best seller nên đọc năm 2024
- (INFOGRAPHICS) Đối tượng áp dụng chính sách, chế độ trong sắp xếp tổ chức bộ máy
- Euro Auto đưa BMW Series 3 phiên bản đặc biệt về Việt Nam
- Bay đến Vương quốc Anh với giá vé ưu đãi
- Ca sĩ Huyền Trang kể chuyện từ chối người hâm mộ tặng 15.000 USD
- Agribank tặng thưởng 1 tỷ đồng cho Đội tuyển Bóng đá Quốc gia Việt Nam
- Infographics: Những chính sách có hiệu lực từ tháng 2/2021
- Không có căn cứ pháp lý để miễn thuế cho dự án mở rộng của TISCO
- Virus máy tính gây tổn thất 1 tỷ USD trong năm 2020
- Smartphone 10 lõi, RAM 6 GB, lưu trữ 128 GB giá bằng iPhone SE
- Vietnam Motor Show 2016: “Tăng tốc
- 8 đối tượng liên quan vụ AIC đã đầu thú
- Hội Tư vấn thuế góp phần tích cực cải cách TTHC thuế
- Hối nhau xả hàng: Ôtô đại hạ giá trăm triệu
- Sách tranh tái hiện thời học sinh đáng nhớ của thập niên 2000
- Nhân viên quán karaoke ở Đà Nẵng chém khách tử vong
- 2023 sẽ là một năm khó khăn đối với kinh tế thế giới?