GAS có thêm “đồng đội”
Nếu như phiên hôm qua,ứngkhoánLạisậpcuốiphiêkq stuttgart tác động chính đẩy VN-Index giảm chỉ là GAS hay PVD thì đến hôm nay, hàng chục blue-chips khác cũng quay đầu giảm. Mức độ giảm là khác nhau, nhưng từ chỗ gần như toàn bộ rổ HSX30 tăng giá chuyển thành gần như toàn bộ giảm giá cuối phiên không thể chỉ là ngẫu nhiên.
GAS tiếp tục tạo khủng hoảng cho nhà đầu tư nắm giữ bằng mức giảm 5,49% hôm nay. Chỉ 3 phiên cuối tuần này, tốc độ rơi của GAS tăng lên chóng mặt với bình quân trên 4% mỗi ngày. GAS đặc biệt tạo áp lực với các danh mục đầu tư dài hạn khi xuyên thủng mức giá bình quân 200 ngày, đường ranh giới giữa xu thế tăng trưởng dài hạn và giảm giá dài hạn.
Tốc độ giảm tăng mạnh về quán tính một lần nữa thể hiện hành động cắt lỗ của các nhà đầu tư lớn. Tiếp tục bằng chứng không thể chối bỏ, là thanh khoản của GAS bắt đầu tăng cao. Hôm nay có tới 1,15 triệu cổ phiếu bị bán ra, tương đương 100,4 tỷ đồng. Đây là quy mô bán ra lớn nhất trong vòng 30 phiên.
PVD cũng rơi với tốc độ kinh hoàng, trong phiên có lúc giảm xuống tận giá sàn. Suốt từ đầu năm 2014 đến nay, chưa có ngày nào PVD phải giảm sàn, ngay cả sự kiện biển Đông hồi tháng 5. Hôm nay PVD có lúc bị bán sàn, cho thấy áp lực phải thoát ra lớn đến thế nào.
Gần 2,3 triệu PVD bị bán tháo, tương đương 174,6 tỷ đồng. Kỷ lục về quy mô giao dịch này chỉ đứng sau phiên 21/3/2014 về khối lượng, còn tính theo giá trị thì hôm nay là kỷ lục chưa từng có trong lịch sử PVD. Chốt phiên hôm nay PVD bớt giảm một chút nhưng vẫn dưới tham chiếu 6,21%.
Kết hợp với PVD và GAS là nhiều cổ phiếu lớn khác cũng đã quay đầu giảm sau phiên tăng hôm qua. Mới chỉ qua một phiên mà áp lực chốt lời đã tăng lên mạnh, chứng tỏ tâm lý nhà đầu tư vẫn chưa tin tưởng vào khả năng tạo đáy của đợt điều chỉnh này. Giá tăng vẫn bị khối lượng hàng lớn tranh thủ bán ra.
Có 18 cổ phiếu lớn trong nhóm HSX30 giảm giá, với các mã vốn hóa cao như VNM, SSI, REE, PPC, MSN, KDC, HSG, HPG, FPT, DRC, BVH… VN-Index đóng cửa giảm 1,1% và tiếp tục tìm đáy mới.
Hôm nay khá nhiều blue-chips đã quay đầu giảm giá. |
Hàng "siêu đầu cơ" tiếp tục bị rút vốn
Không thể gói chung nhóm cổ phiếu đầu cơ hôm nay vào một rổ, vẫn có khá nhiều mã tăng, nhưng những cổ phiếu siêu thanh khoản thì không nằm trong số đó.
Bất chấp việc các phân tích về trạng thái margin không bị ảnh hưởng nhiều từ các quy định xiết chặt mới của Thông tư 36, nhưng một thực tế là thị trường nhìn thấy hành động rút vốn quyết liệt ở nhiều cổ phiếu.
Các mã thanh khoản cao, nhất là thuộc nhóm đầu cơ, được hâm nóng bằng dòng vốn vay mượn, giờ đang bị trả giá.
FLC dẫn đầu thị trường với giao dịch 19,5 triệu cổ phiếu (230,4 tỷ đồng) và giá giảm 2,5%. Hôm qua FLC bất ngờ lội ngược dòng tăng 3,4%. Nếu như áp lực rút vốn đã giảm đi thì tại sao hôm nay, hàng vẫn còn rất lớn?
5 cổ phiếu đạt giá trị giao dịch cao nhất
KLF đứng thứ hai trên sàn HNX với 10,5 triệu cổ (140,8 tỷ đồng), giá cũng giảm 5,8%. KLF có biểu hiện rất rõ về việc thoát hàng theo biến động giá: Liên tục các phiên tăng giảm xen kẽ nhau nhưng rốt cục xu hướng chính vẫn là giảm. Khi lượng tiền lớn vào mua đỡ vẫn xuất hiện thì người bán đã tranh thủ cơ hội.
Những cổ phiếu đầu cơ đang điêu đứng tiếp theo có thể kể đến là FIT giảm 3,57%, HUT giảm 4,29%, PVX giảm 1,56%, VHG giảm 0,69%, PXS giảm 3,8%...
Những ngôi sao đầu cơ mới nổi thay thế, tăng tốt hôm nay là UDC, SBC, APC, GTN, VPH, VTO, VOS, ASA, IVS, BAM. Tuy tăng mạnh phiên này nhưng các cổ phiếu nói trên vẫn rất phập phù. Nhiều mã hôm qua vẫn còn rơi giá mạnh.
Mặc dù nhìn vào VN-Index, phiên giảm liên tục thứ 3 đã đẩy chỉ số này vào tình trạng rất xấu. Thị trường rõ ràng đang trong một xu thế giảm và chưa rõ có thể dừng lại ở ngưỡng nào nếu như các mã lớn PVD, GAS, KDC vẫn đang bị khối ngoại xả dồn dập. Tuy nhiên cũng có những dấu hiệu tích cực, đó là sự tích lũy tăng giá ở nhiều cổ phiếu khác. Ít nhất nhà đầu tư cũng đang cố gắng tìm kiếm lợi nhuận ngược xu hướng của VN-Index.
Khánh nhi