发布时间:2025-01-10 16:37:56 来源:Empire777 作者:Nhà cái uy tín
Vay có ràng buộc
Dự án có quy mô 4 làn đường,ốnxâycaotốcVânĐồdu doan st tổng chiều dài 96km, tổng mức đầu tư dự án giai đoạn 1 dự kiến là 382 triệu USD, trong đó vốn vay Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc 304,6 triệu USD, tương đương 6.860 tỷ đồng. Vốn đối ứng của phía Việt Nam là 77,33 triệu USD, tương đương hơn 1.700 tỷ đồng. |
Tuy nhiên, theo giải trình của Bộ Giao thông vận tải, hiện nay ngoài Trung Quốc, không có nhà đầu tư nào quan tâm đến dự án này, do đó, việc sử dụng nguồn vốn vay của Trung Quốc là hợp lý. Đồng thời, Bộ Giao thông vận tải đề nghị áp dụng cơ chế tài chính theo hình thức cấp phát toàn bộ vốn vay nước ngoài cho dự án.
Bình luận về việc vay vốn ODA của Trung Quốc với những ràng buộc về nhà thầu, thiết bị, công nghệ của Trung Quốc, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, hiện nay Trung Quốc đang dư thừa khối lượng lớn thép và xi măng. Với công suất 1.200 triệu tấn thép mỗi năm, mỗi năm nước này chỉ sử dụng trong nước khoảng 600 triệu tấn, số nguyên vật liệu dư thừa còn lại phải xuất khẩu. Về bản chất, khoản vay này là do Quỹ hỗ trợ XK của Trung Quốc hỗ trợ, do đó Trung Quốc dùng quỹ này cho Việt Nam vay với điều kiện Việt Nam phải dùng nhà thầu, thiết kế, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu của họ. Theo chuyên gia Lê Đăng Doanh, kinh nghiệm từ dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông cũng cho thấy những bất cập khi vay vốn ODA của Trung Quốc, khi Trung Quốc luôn đưa ra một gói đấu thầu rất thấp, sau đó khi thực hiện bị đội giá lên. Nhấn mạnh quan điểm không phân biệt vốn vay của quốc gia nào, mà là điều kiện để vay vốn ấy như thế nào, chuyên gia Lê Đăng Doanh cho rằng điều kiện cho khoản vay 300 triệu USD cho dự án này là quá khắc nghiệt, do đó, chuyên gia này đề nghị cần xem xét rất thận trọng và hoàn toàn không nên chấp nhận những điều kiện hết sức áp đặt của bên cho vay bởi rất bất lợi đối với Việt Nam.
Không có lợi không làm
Về vấn đề này, ông Dương Văn Cận, Tổng thư ký Hiệp hội Nhà thầu Việt Nam cho rằng, từ trước tới nay, đã có quá nhiều kinh nghiệm về vốn vay Trung Quốc được rút ra, điển hình là từ dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông. Điểm quan trọng nhất là nguồn vốn vay Trung Quốc thường đi kèm với nhà thầu Trung Quốc và trong các hiệp định vay vốn, thông thường phía Việt Nam sẽ chịu sức ép.
“Nếu các dự án mới mà sức ép nhà thầu cũng giống như dự án Cát Linh – Hà Đông thì không nên làm. Để giải quyết vấn đề sức ép nhà thầu, phía Việt Nam phải đề nghị tổ chức đấu thầu để lựa chọn các nhà thầu tham gia, không được chỉ định thầu như dự án Cát Linh - Hà Đông. Cách đấu thầu này cũng được áp dụng đối với các dự án sử dụng vốn vay của Nhật Bản”, ông Dương Văn Cận khuyến nghị.
Phân tích dưới góc độ hiệu quả kinh tế, ông Đỗ Thiên Anh Tuấn, Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright cho rằng, dự án này không có hiệu quả kinh tế bởi đến giờ vẫn chưa thấy có phương án tài chính, kỹ thuật để thẩm định dự án Vân Đồn – Móng Cái này có hiệu quả hay không. Việc các tổ chức như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) không tham gia vào dự án Vân Đồn – Móng Cái cho thấy tính khả thi về mặt kinh tế của dự án này là rất đáng nghi ngờ. Chuyên gia này cũng cho rằng, dự án này phải đưa về cho chính quyền Quảng Ninh, vì dự án này thuộc thẩm quyền của Quảng Ninh. “Quảng Ninh nên chịu trách nhiệm về khoản vay gần 7.000 tỷ đồng này từ Ngân hàng XNK Trung Quốc, không phải Chính phủ vay để rồi tạo ra gánh nặng ngân sách Trung ương. Phải mạnh mẽ, kiên quyết hơn trong việc phân cấp ngân sách. Quảng Ninh có tiềm lực tài khóa tốt, vì vậy phải mạnh dạn trong việc phân cấp vay vốn cho họ. Có nghĩa, chính quyền Quảng Ninh vay và họ tự chịu trách nhiệm về khả năng hoàn vốn và trả nợ”, ông Đỗ Thiên Anh Tuấn đề nghị.
Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ cho rằng, cần xem xét việc vay vốn cho dự án này trên các khía cạnh hiệu quả, lãi suất cho vay hợp lý, có thể triển khai đúng tiến độ. Rút kinh nghiệm các dự án vay ODA có ràng buộc tổng thầu (EPC), Việt Nam không nên chấp nhận các điều kiện ràng buộc phải do tổng thầu Trung Quốc thi công. Hiện cũng có nhiều công trình thực hiện theo hình thức EPC trong tình trạng dây dưa, không đảm bảo chất lượng.
“Theo tôi cần tiếp tục đàm phán để đạt được những thỏa thuận hợp lý và phải hết sức cẩn thận trong bối cảnh ngân sách Nhà nước còn nhiều khó khăn, cần xem xét dự án nào thực sự cần thiết và cần ưu tiên. Ngoài vấn đề tài chính, còn phải xem xét cẩn trọng các yếu tố xã hội, an ninh quốc phòng, đối ngoại... Chúng ta không đặt vấn đề phân biệt đối xử, do đó, nếu có lợi thì làm, không có lợi không làm, trong đó cao nhất là vấn đề lợi ích quốc gia, chủ quyền và hai bên đều có lợi”, ông Lưu Bích Hồ kiến nghị.
Trao đổi về những vấn đề xung quanh đề xuất vay vốn ODA của Trung Quốc cho dự án cao tốc Vân Đồn – Móng Cái tại buổi họp báo Chính phủ ngày 2-8, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Đào Quang Thu cho biết, dự án cao tốc Vân Đồn - Móng Cái là một dự án rất quan trọng, không những thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đối với tỉnh Quảng Ninh mà cho cả các tỉnh Đồng bằng sông Hồng cũng như phía Bắc. Quan điểm của Chính phủ là muốn tìm kiếm nguồn vốn, thu xếp vốn để triển khai dự án. Vừa qua, phía Trung Quốc cũng đưa ra trong chương trình hợp tác giữa hai bên.
Tuy nhiên, đại diện Bộ KH&ĐT cho biết, hiện có nhiều vấn đề cần phải được đàm phán, thảo luận thêm với phía Trung Quốc về dự án này, về các điều kiện vay, lựa chọn nhà thầu, lãi suất và các điều kiện khác… Vì dự án này rất quan trọng, do đó hiện nay chủ trương là tích cực tìm nguồn vốn, có thể từ Trung Quốc hoặc nguồn vốn khác.
相关文章
随便看看