【vissel kobe đấu với marinos】Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội
时间:2025-01-10 11:26:18 出处:World Cup阅读(143)
Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.
Thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã hết sức quan tâm, ban hành 40 văn bản liên quan chỉ đạo việc triển khai Đề án xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, riêng về tín dụng cho triển khai Đề án đã có 14 văn bản. Các bộ ngành, cơ quan, địa phương đã có nhiều nỗ lực triển khai Đề án, kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội ngày 16/3/2024. Các Bộ đang xây dựng, hoàn thiện dự thảo 14 Nghị định hướng dẫn Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, trong đó có Nghị định quy định chi tiết một số điều của luật nhà ở về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.
Nhờ đó, trên địa bàn cả nước có 503 dự án nhà ở xã hội đã được triển khai với quy mô 418.200 căn (tăng 4 dự án, 6.950 căn so với thời điểm báo cáo ngày 15/3/2024), trong đó, số lượng dự án hoàn thành: 75 dự án với quy mô 39.884 căn (tăng 3 dự án, 1.756 căn so với thời điểm báo cáo ngày 15/3/2024); số lượng dự án đã khởi công xây dựng: 128 dự án với quy mô 115.379 căn (có 2 dự án, 1.170 căn khởi công mới; có 3 dự án, 1.756 căn do chuyển sang giai đoạn hoàn thành so với thời điểm báo cáo ngày 15/3/2024; có 1 dự án hiệu chỉnh số liệu tăng 1.031 căn); số lượng dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư: 300 dự án với quy mô 262.937 căn (có 4 dự án, 5.919 căn được chấp thuận mới; có 2 dự án, 1.170 căn chuyển sang giai đoạn khởi công so với thời điểm báo cáo ngày 15/3/2024).
Về nguồn vốn hỗ trợ 120.000 tỷ đồng theo Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 của Chính phủ: hiện nay, ngoài 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước (BIDV, Vietinbank, Agribank, Vietcombank) thì có thêm Ngân hàng TPbank và VPBank đã có văn bản đăng ký tham gia chương trình với số tiền đăng ký của mỗi ngân hàng là 5.000 tỷ đồng.
Đến nay mới có 30/63 Uỷ ban nhân dân tỉnh gửi văn bản hoặc công bố trên Cổng thông tin điện tử về danh mục dự án tham gia Chương trình với 72 dự án; trong đó một số tỉnh đã công bố nhiều dự án là Hà Nội (6 dự án), Thành phố Hồ Chí Minh (6 dự án), Bắc Ninh (6 dự án), Bình Định (5 dự án)...
Đến nay, các ngân hàng thương mại đã giải ngân với số tiền là 1.144 tỷ đồng bao gồm: 1.133 tỷ đồng cho chủ đầu tư tại 11 dự án; 11 tỷ đồng cho người mua nhà tại 4 dự án; trong đó Agribank đã giải ngân 531 tỷ đồng, Vietinbank đã giải ngân 306 tỷ đồng, BIDV đã giải ngân 134 tỷ đồng, Vietcombank đã giải ngân 2 tỷ đồng, Tiên Phong bank đã giải ngân 170 tỷ đồng…
Tại cuộc họp, lãnh đạo các bộ, ngành báo cáo về tiến độ, những khó khăn, vướng mắc trong triển khai Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030”; kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ một số các giải pháp nhằm đẩy nhanh hơn nữa các dự án nhà ở xã hội, trong đó tập trung vào các giải pháp tiếp cận tín dụng, thủ tục đất đai, quy hoạch, đầu tư, tăng cường phân cấp, phân quyền; cải tiến một số cơ chế, chính sách ưu đãi; Bộ Xây dựng cùng các địa phương rà soát tiến độ thực hiện phát triển nhà ở xã hội, báo cáo Thủ tướng Chính phủ; Bộ Xây dựng sớm hoàn thiện quy trình đầu tư nhà ở xã hội, trình cấp thẩm quyền ban hành. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chỉ đạo các ngân hàng thương mại nghiên cứu xây dựng gói tín dụng cho người mua nhà ở xã hội; khẩn trương nghiên cứu thành lập Quỹ đầu tư nhà ở xã hội; các địa phương phải có quy hoạch, kế hoạch dành quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội tại vị trí phù hợp, thuận tiện, đầy đủ các hạ tầng xã hội; phân bổ chỉ tiêu hoàn thành việc đầu tư phát triển nhà ở xã hội đối với từng địa phương.
Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh việc phát triển nhà ở xã hội là chính sách rất nhân văn của Đảng, Nhà nước, có ý nghĩa quan trọng, góp phần cụ thể hóa, thể chế hóa chủ trương của Đảng về an sinh xã hội, không hy sinh tiến bộ, công bằng, an sinh xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần, quan điểm xuyên suốt lấy con người là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, nguồn lực, động lực phát triển, không để ai bị bỏ lại phía sau.
Bên cạnh đó, phát triển nhà ở xã hội cũng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; hỗ trợ người khó khăn, nhất là gia đình trẻ, người mới xây dựng gia đình, công nhân, lao động tại các khu công nghiệp, thành phố lớn, góp phần giải tỏa bức xúc xã hội.
Thời gian qua, các bộ ngành vào cuộc tích cực, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, vừa qua phải giải quyết, xây dựng, hoàn thiện một loạt cơ sở pháp lý liên quan vấn đề này.
Đến nay, các nút thắt vướng về đất đai, thủ tục, vấn đề liên quan bất động sản, nhà ở… đã được tháo gỡ cơ bản. Các cơ quan đã trình Quốc hội ban hành các luật (Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh Bất động sản, Các tổ chức tín dụng), các luật đã cơ bản tháo gỡ các nút thắt, vướng mắc về thủ tục, đất đai… cho nhà ở xã hội, vấn đề là sớm đưa các quy định vào cuộc sống.
Tuy nhiên, cần đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội, gồm nguồn lực từ Nhà nước, nhân dân, xã hội, các tổ chức tín dụng (gồm ngân hàng thương mại nhà nước và ngoài nhà nước) để hỗ trợ cả người bán và người mua. Các địa phương phải vào cuộc quyết liệt, tích cực với các chương trình, kế hoạch, dự án cụ thể. Các thủ tục, điều kiện cho người vay vốn để đầu tư nhà ở xã hội và người mua, thuê, thuê mua phải đơn giản hơn.
Về các nhiệm vụ cụ thể, với yêu cầu quyết tâm, mạnh mẽ hơn nữa, có giải pháp tích cực, phù hợp, hiệu quả hơn nữa, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng khẩn trương phối hợp để Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, trình Quốc hội quyết định việc xây dựng, ban hành Nghị quyết cho phép Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực sớm từ 1/7/2024, sớm áp dụng các quy định về chính sách ưu đãi cho dự án nhà ở xã hội (Luật Nhà ở), quyền thế chấp tài sản, quyền sử dụng đất đai của dự án nhà ở xã hội (Luật Đất đai).
Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước tập trung, ưu tiên xây dựng, trình ban hành các Nghị định hướng dẫn các luật liên quan nhà ở xã hội trên tinh thần cắt giảm thủ tục hành chính, tăng cường phân cấp, phân quyền, giảm thời gian, chi phí thực hiện dự án nhà ở xã hội, tránh phiền hà, sách nhiễu cho người dân, doanh nghiệp. Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát lại quỹ đất 20% cho nhà ở xã hội.
上一篇: Bình oxy lỏng nổ như bom, 1 người tử vong ở Quy Nhơn
下一篇: Nhận định, soi kèo Lens vs Toulouse, 21h00 ngày 5/1: 7 lần thất bại
猜你喜欢
- Chứng khoán ngày 3/1: Nhóm ngân hàng và chứng khoán lao dốc, VN
- Hình thành nông thôn mới thông minh bằng áp dụng chuyển đổi số
- Infographics: Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 10/2022
- SCIC thoái toàn bộ vốn góp tại Tổng công ty Cơ điện Xây dựng
- Đã tìm ra một loại siêu vật liệu cứng hơn cả kim cương
- Bi Rain từng bị 'bà xã' Kim Tae Hee từ chối vì nghĩ là... trai hư
- Hội chợ tiêu dùng xanh
- Mục tiêu của Hà Nội về sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
- Mỹ chuẩn bị nổ thử bom Plasma trên thượng tầng khí quyển