TheữsinhlớpbịcưachânLuậtsưnóicóthểxửlýhìnhsựgiải vô địch hy lạpo những tin tức mới nhất trên báo Dân Trí, chiều ngày 16/3, thông tin từ Sở Y tế Đắk Lắk cho biết, Bệnh viện Đa khoa huyện Cư Kuin đã tổ chức cuộc họp hội đồng chuyên môn liên quan vụ việc nữ sinh lớp 10 bị cưa chân. Qua đó, tiếp tục tạm đình chỉ công tác đối với Phó Giám đốc bệnh viện kiêm trưởng khoa Ngoại cùng với 2 điều dưỡng. Nữ sinh lớp 10 bị cưa chân Lê Thị Hà Vi. Ảnh Tuổi TrẻCụ thể, tại cuộc họp hội đồng chuyên môn của Bệnh viện Đa khoa huyện Cư Kuin đã phân tích, đánh giá những sai sót trong công tác chăm sóc điều trị đối với trường hợp bệnh nhân Lê Thị Hà Vi điều trị tại khoa Ngoại của bệnh viện từ ngày 6-11/3. Kết thúc cuộc họp, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Cư Kuin đã khiển trách toàn bộ điều dưỡng khoa Ngoại không hoàn thành công tác chăm sóc bệnh nhân trong khoa dẫn đến tai biến trong điều trị. Tạm đình chỉ đối với ông Trần Đức Lam, Phó Giám đốc bệnh viện kiêm trưởng khoa Ngoại; ông Y Tâm - Bác sĩ điều trị khoa Ngoại; bà Lê Thị Long và Vũ Thị Kim Len là cán bộ điều dưỡng chăm sóc khoa Ngoại để kiểm điểm trách nhiệm. Ông Doãn Hữu Long, Giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk, cho biết: Sau vụ việc đáng tiếc này, Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk đã cử cán bộ xuống bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) để thăm hỏi sức khỏe nữ sinh bị cưa chân và động viên gia đình. Đồng thời, Sở tiến hành thành lập đoàn thanh tra làm rõ nguyên nhân sự việc này. Liên quan đến vụ việc nữ sinh lớp 10 bị cưa chân, luật sư Phạm Công Út (nguyên thẩm phán Tòa án nhân dân Q.8, TPHCM) cho biết nếu hồ sơ vụ việc xác định có lỗi của êkip trực dẫn tới hậu quả là em Lê Thị Hà Vi phải cưa chân thì có thể căn cứ theo khoản 1 và 2, điều 76, Luật khám bệnh, chữa bệnh để đưa ra hình thức xử lý. Bệnh viện Đa khoa huyện Cư Kuin nơi nữ sinh Lê Thị Hà Vi điều trị dẫn đến bị hoại tử phải cưa chân. Ảnh Dân TríTheo đó, những người hành nghề, cơ sở hành nghề khám chữa bệnh có sai sót phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại. Ngoài ra còn có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý khác được quy định tại khoản 1, điều 242, Bộ luật hình sự về vi phạm quy định trong khám bệnh, chữa bệnh gây hậu quả từ nghiêm trọng tới đặc biệt nghiêm trọng. Ông Út cho hay: Về trình tự, trước hết cơ quan chức năng phải thành lập hội đồng chuyên môn để dựa trên hồ sơ, tài liệu… đưa ra kết luận là có sai sót, vi phạm quy định về khám chữa bệnh hay không. Nếu xác định có vi phạm, sai sót thì trách nhiệm sẽ thuộc về cơ sở khám, chữa bệnh và người hành nghề. Từ các kết luận này, nạn nhân có thể khởi kiện, yêu cầu bồi thường về mặt dân sự. Về trách nhiệm dân sự thì khi có kết luận của cơ quan chuyên môn, đơn vị bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp cho y, bác sĩ và cơ sở khám chữa bệnh sẽ là người chịu trách nhiệm chi trả. Nếu cơ sở, y bác sĩ hành nghề không mua bảo hiểm sẽ phải tự chi trả. Trước đó, trưa ngày 6/3 em Lê Thị Hà Vi (16 tuổi, học sinh lớp 10, trường THPT Y Jút) trên đường đi học về thì bị tai nạn giao thông và được người dân đưa vào bệnh viện Đa khoa huyện Cư Kuin cấp cứu. Tại đây, em Vi được chẩn đoán vỡ mâm chày chân phải và được các y, bác sỹ bệnh viện tiến hành bó bột. Sau khi bó, em Vi liên tục kêu đau đớn vì vết bó quá chặt và xin được tháo bột nhưng các bác sĩ không cho. Cha mẹ nữ sinh lớp 10 bị cưa chân phờ phạc bên giường bệnh của con. Ảnh Dân TríĐến ngày 8/3, gia đình tiếp tục xin thì lúc này em Vi mới được tháo bột. Ở chân của Vi cũng xuất hiện mủ và nhiều vết phồng rộp lớn nhưng các bác sĩ bảo nhẹ để nằm theo dõi thêm. Sau tiếp tục 5 ngày nằm viện, chân của Vi ngày một trầm trọng hơn các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa huyện Cư Kuin vẫn cho rằng bị nhẹ nên vẫn chưa tiến hành phẫu thuật. Ngày 11/3, gia đình em Vi bức xúc trước vụ việc thì được cho chuyển viện lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk thì được thông báo Vi bị hoại tử cơ. Gia đình lo lắng chuyển em Vi xuống Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) điều trị thì lúc này nữ sinh lớp 10 đã buộc phải cưa bỏ một phần chân phải vì đã bị hoại tử gần hết. Thanh Huyền(T/h) Giám đốc Sở Du lịch TP. HCM xin lỗi du khách Ai Cập bị cướp |