Empire777Empire777

【ket qua u21】Tăng trưởng tín dụng chậm lại nếu không nới room tín dụng?

Tăng trưởng tín dụng chậm lại nếu không nới room tín dụng?ăngtrưởngtíndụngchậmlạinếukhôngnớiroomtíndụket qua u21

Trúc Linh

Tăng trưởng tín dụng từ cuối tháng 6/2022 được dự báo chậm lại, nếu Ngân hàng Nhà nước không nới room như đề xuất của nhiều nhà băng.

Chờ nới room tín dụng

Đến tháng 5/2022, nhiều tổ chức tín dụng đã đề xuất lên Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho nới hạn mức tín dụngdo đã cạn room được cấp từ đầu năm.

Tín dụng hiện đã tăng rất nhanh, đạt khoảng 8,2% sau gần 6 tháng đầu năm 2022, cao hơn gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.

NHNN cho biết nhiều tổ chức tín dụng(TCTD) chưa cạn room mà có tâm lý phòng thủ, hoặc cho vay các doanh nghiệp lớn tỷ lệ cao cận room 15%. Do đó, theo Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, đây là thời điểm để các TCTD cơ cấu lại tín dụng, dư nợ, đảm bảo chất lượng tín dụng tốt hơn.

NHNN cũng khẳng định, dù xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 14%, song sẽ linh hoạt theo diễn biến kinh tế vĩ mô, để có thể nới tín dụng lên 15-16%, hoặc hạ về 12-13%, với mục tiêu kép là đáp ứng nhu cầu vốn để nền kinh tế phục hồi, đồng thời kiểm soát lạm phát.

Nhiều công ty chứng khoán và cả các TCTD dự báo, NHNN có thể nới thêm room tín dụng vào cuối tháng 6 này để đáp ứng nhu cầu vốn cuối năm.

Bộ phận phân tích chứng khoán SSI (SSI Research) dẫn thông tin từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tăng trưởng tín dụng tính đến ngày 9/6/2022 đạt 8,15% so với cuối năm 2021, tương đương với mức tăng 17,1% so với cùng kỳ. Tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ này cao hơn nhiều so mức trung bình 12 - 14% được duy trì kể từ năm 2018 và NHNN cũng thể hiện thái độ có phần thận trọng hơn trong điều hành chính sách tiền tệ khi rủi ro cho nền kinh tế vẫn còn lớn trong thời gian sắp tới.

Do vậy, NHNN nhấn mạnh sẽ cấp thêm hạn mức tín dụng vào thời điểm hợp lý hơn (có thể vào cuối quý III/2022 - theo kỳ vọng của SSI Research) và mức điều chỉnh sẽ phụ thuộc vào sức khỏe tài chính của từng ngân hàng. Nhờ vậy, mặt bằng lãi suất tiền gửi sẽ không còn gặp nhiều áp lực tăng như trong thời gian gần đây.

Nhóm phân tích dự báo áp lực lên thanh khoản nhiều khả năng sẽ tăng dần vào thời điểm cuối quý II, do vậy diễn biến lãi suất liên ngân hàng kỳ vọng gặp nhiều biến động trong tuần tới.

Trên thị trường ngoại tệ, diễn biến của VND trong tuần qua tương đồng với các đồng tiền trong khu vực dưới áp lực của việc Fed tăng lãi suất. Cụ thể, trên thị trường liên ngân hàng, tỷ giá USD/VND tăng 0,23% và tỷ giá niêm yết tại các NHTM tăng 80 đồng, kết tuần ở mức 23.080/23.380 VND/USD. Tỷ giá trên thị trường tự do cũng tăng mạnh 130 đồng, và hiện giao dịch ở 23.900/23.940 VND/USD.

Thời điểm cơ cấu lại tín dụng

Ứng phó với “cạn room tín dụng”, nhiều nhà băng đã linh hoạt triển khai cơ cấu lại dư nợ tín dụng, hướng dòng vốn vào cho vay ngắn hạn để tự động nới room, tiếp tục đáp ứng các khách hàng truyền thống, vay lưu động bổ sung kinh doanh.

Bên cạnh đó, một chuyên gia dự báo trong quý III/2022, dù thị trường chứng khoán chưa ổn định, nhưng nhiều ngân hàng sẽ triển khai tăng vốn điều lệ để giải tỏa phần nào áp lực tăng trưởng tín dụng.

Song song đó, nếu chưa được NHNN phê duyệt nới thêm, bài toàn triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2% cũng đang được các TCTD xoay xở giải quyết với phương án đăng ký quy mô tham gia để giải ngân.

Đại diện ABBank, cho biết ngân hàng đã rà soát kế hoạch tín dụng và đăng ký hạn mức tham gia hỗ trợ lãi suất là 572 tỷ đồng, tương đương quy mô 28.600 tỷ đồng dư nợ cho vay bình quân trong 2 năm.

Trong khi đó, BIBV, Agribank... cũng cho biết đang gấp rút triển khai chương trình cho vay này. “Đây là chương trình theo nhiệm vụ, các ngân hàng không được hưởng chênh lệch lãi suất, thậm chí còn phải ứng trước lãi suất bù cho doanh nghiệp để thuận tiện giải ngân, tất toán sau vào cuối quý hoặc cuối năm”, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết.

Vì vậy, các TCTD triển khai tốt “nhiệm vụ” và đảm bảo các chỉ tiêu an toàn vốn theo phân hạng của ngân hàng, cũng đang kỳ vọng được NHNN xem xét nới room tín dụng, không ngay bây giờ thì hẳn cũng sẽ ở thời gian tới.

Mới đây, trả lời chất vấn của đại biểu quốc hội về cơ chế cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng (room), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, đặc thù của nền kinh tế Việt Nam là vốn đầu tư dựa vào rất lớn vào vốn tín dụng ngân hàng. Hiện nay, tỷ lệ tín dụng/GDP của Việt Nam ở mức 124% - một trong những nước có tỷ lệ này cao nhất thế giới.

"Với nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào tín dụng ngân hàng, khi nền kinh tế gặp cú sốc sẽ ảnh hưởng tới hệ thống ngân hàng. Và khi hệ thống có vấn đề sẽ gây hệ lụy cho nền kinh tế nói chung", Thống đốc nhấn mạnh.

Nói về cơ chế cấp ''room'' tín dụng hiện nay, bà Hồng cho biết, NHNN đã áp dụng chính sách này từ những năm 2011. Đây là biện pháp rất hiệu quả, đưa thị trường tiền tệ ổn định trở lại sau khoảng thời gian tăng trưởng nóng.

"Trước đây, khi chưa có cơ chế kiểm soát tăng trưởng tín dụng, các ngân hàng tăng trưởng tín dụng rất cao. Có nhiều năm tăng trưởng tín dụng trên trên 30%/năm, cá biệt có năm tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống lên tới 53,8%. Từ đó kéo theo cuộc đua lãi suất để huy động nguồn tiền", bà Hồng cho hay.

Theo Thống đốc, kiểm soát tăng trưởng tín dụng là biện pháp khá hiệu quả trong bối cảnh hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn đang trong quá trình tái cơ cấu, dần tiến tới chuẩn mực quốc tế trong khi thị trường vốn còn non trẻ.

''Khi thị trường vốn phát triển, doanh nghiệp mới có thể tiếp cận được nhiều nguồn vốn trung và dài hạn và chỉ vay vốn lưu động ngắn hạn từ hệ thống ngân hàng thì áp lực đối với việc kiểm soát tăng trưởng tín dụng của NHNN mới giảm bớt.'', người đứng đầu NHNN thông tin.

Nói về cách thức đề ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng, bà Hồng cho biết, dựa trên chỉ tiêu tăng trưởng GDP và lạm phát mà Quốc hội đề ra, vào đầu năm, NHNN sẽ đưa ra chỉ tiêu định hướng cho cả năm phù hợp với thực tiễn khách quan.

Đối với việc phân bổ hạn mức tăng trưởng cho các ngân hàng, NHNN sẽ có những nguyên tắc chung trên nền tảng phân loại các TCTD. Tổ chức tín dụng nào có tình hình lạnh manh, quản trị tốt hơn sẽ được tăng trưởng cao hơn.