【keo cai 5】Thanh xuân của chúng ta: Học trò vùng khó

 人参与 | 时间:2025-01-11 06:52:36

Đó là một ngôi trường cấp 3 thuộc một xã cánh Đông huyện Trảng Bàng quê tôi lúc bấy giờ (thị xã Trảng Bàng,âncủachúngtaHọctròvùngkhókeo cai 5 tỉnh Tây  ngày nay). Năm 2002 tôi về trường công tác, trường mới được vài năm tuổi đời. Tôi còn nhớ, do các phòng học đều lợp bằng tôn, thiếc nên rất nóng. Có 2 phòng học được trưng dụng làm thư viện trường nên dãy phòng từ cổng trường đi vào gồm phòng thư viện và 2 phòng học của lớp 10.

Tôi được phân công dạy 2 lớp 10 ở dãy phòng này. Đoạn ngắn từ cổng trường đến nơi để xe của giáo viên vài trăm mét là đất cát, chạy xe vào là phải trả số, hôm trời mưa thì có khi gấu quần áo dài của các cô giáo... đổi màu. Việc các cô giáo phải nhờ học sinh nam dắt xe từ nhà xe giáo viên ra khỏi cổng trường sau những cơn mưa chiều khi tan giờ học là chuyện vẫn thường diễn ra.

Con đường từ nhà mẹ đẻ tôi đến trường hơn 12 cây số. Theo lịch, tôi có giờ dạy vào các buổi chiều. Thỉnh thoảng trên đường đi tôi gặp một bà cụ vẫy tay xin “quá giang”, tôi trả lời bà là tôi không đi thẳng, đến ngã ba rẽ vào trường L.H là tôi sẽ rẽ, bà thì cho biết bà dừng ở “dưới chỗ đó”.

{ keywords}
Tác giả (áo dài đỏ) và đồng nghiệp cùng các em học sinh lớp 12 trong ngày tổng kết năm học (ảnh chụp năm 2005).

Nếu tôi nhớ không nhầm thì tôi chở bà 2 lần. Đơn giản của cái sự... quá giang của bà cụ chỉ như thế, tôi không lăn tăn nghĩ ngợi gì. Thế nhưng, một đồng nghiệp “cảnh báo” tôi rằng không nên cho người lạ đi nhờ. Và rồi, chuyện cho người già đi nhờ của tôi được mọi người trong trường chuyền tai nhau với thái độ ái ngại, lo lắng cho tôi.

Có lẽ vì các đồng nghiệp nghĩ đến việc tôi là người địa phương khác đến trường đi dạy, rồi đi giữa trưa đường vắng nhỡ có chuyện. Một thời gian sau, người quá giang tôi thường xuyên hơn là một học sinh của trường. Có đến gần một học kỳ tôi chở em quãng đường hơn 6 cây số đến trường.

Nhà em (tạm ước tính) ở quãng giữa nhà tôi và trường học, em đi bộ từ trong nhà ra đầu đường một quãng thì tôi tới nơi và thầy trò tiếp tục cuộc hành trình. Em là học sinh lớp 10, và rồi hết năm lớp 10 em cũng thôi học.

Trong bức thư gửi lại cho tôi, em nhắc về quãng thời gian đi nhờ xe tôi đến trường, nhắc về những buổi học môn Giáo dục công dân của tôi (do trường thiếu giáo viên môn này, tôi và 2 đồng nghiệp nữa trong tổ được phân công dạy chéo môn một vài tiết).

Lý do của việc bỏ dở việc học của em là em tự thấy khả năng tiếp thu của mình hạn chế, cha mẹ làm nông kiểu đắp đổi qua ngày trong khi em gái của em (đang học trung học cơ sở) lại học khá hơn nên em “nhường” phần đi học đó cho em gái mình. 5-6 năm sau, trong một chuyến xe buýt đến TP Hồ Chí Minh, tôi gặp lại cậu trò mình từng cho đi nhờ xe ngày trước. Em làm phụ xe trên ấy nhưng em cũng cho tôi biết rằng em đang nỗ lực để... lên tài.

Chuyện về hoàn cảnh của học sinh và gia đình học sinh ở trường học vùng khó khăn thì nhiều. Mỗi khi hoài niệm về, tôi không quên chuyện của Vy và chuyện của Yến.

Chuyện của Vy ở vào khoảng năm thứ 6 tôi dạy học ở trường. Em là đứa bé hiếm muộn của cha mẹ. Họ gặp nhau ở tuổi ngót nghét 40, mẹ em có tiền sử bệnh tim nên sinh em ra thì mẹ không qua khỏi.

Cha em ở vào cảnh “gà trống nuôi con”. Tôi biết đến em vì em nổi tiếng chơi thể thao giỏi, nằm trong đội tuyển của nhà trường đi dự thi Hội khỏe Phù Đổng do ngành Giáo dục tổ chức thường niên. Tôi là giáo viên bộ môn của em.

Hè năm em 17 tuổi, chuẩn bị lên lớp 12 thì tai nạn giao thông đã cướp em khỏi vòng tay người cha tội nghiệp. Tôi đã đi cùng bạn học của em đến thắp hương, cầu nguyện cho em. Phần mình, tôi có thói quen là học sinh mà mình biết, mình từng dạy học nếu là tang gia, thì tôi sẽ đến thắp hương.

Trong đời dạy học của mình, tôi đã từng thắp hương tiễn 3 em học sinh (như Vy là gặp tai nạn, các em còn lại là bệnh tật). Nhìn căn nhà nhỏ, thưa người, nhìn người cha gần ở tuổi 60 của em đen đúa, khắc khổ thẫn thờ bên di ảnh con, cả cô cả trò chúng tôi đều rơi nước mắt.

Vài tháng sau có dịp đi ngang nhà em, tôi nghe buồn quá đỗi: Căn nhà im ỉm cửa, nhỏ bé lọt thỏm giữa khoảng trống đồng ruộng xung quanh. Tôi dừng lại một tiệm tạp hóa nhỏ gần đó mua ít đồ, cũng vừa để cố tình hỏi thăm về cha em, người bán tạp hóa cho tôi biết rằng từ ngày con mất ông cứ rượu chè suốt, có hôm đi đâu đến tối mịt mới về.

Nếu như Vy giỏi thể thao thì Yến lại là cô học trò giỏi các môn văn hóa. Tôi đến thăm Yến khi đang ở hè năm em chuẩn bị lên lớp 11. Một giáo viên dạy trường trung học cơ sở nơi Yến từng theo học kể cho tôi nghe về chuyện của gia đình em: Mẹ đã bỏ đi sau rất nhiều ngày tháng chứng kiến cảnh cha em trở thành một người dở điên dở tỉnh, em với cha hiện ở cùng với bà nội, bà đi làm thuê làm mướn nuôi cháu đi học.

Hồi Yến học cấp 2, các thầy cô chỉ biết thỉnh thoảng cha mất bình tĩnh thì chửi rủa, rượt đuổi mấy mẹ con Yến khắp xóm (Yến còn có một em trai). Thương cô học trò hoàn cảnh, thầy cô chia sẻ bằng cách tặng thêm tập vở, quần áo để em an tâm đến trường. Tôi tìm đến thăm nhà bà nội của Yến trong sự ngỡ ngàng của hai bà cháu, vì dù tôi là giáo viên của trường nhưng tôi chưa dạy Yến buổi nào.

Thời điểm ấy, tôi và một đồng nghiệp đã mua tặng em 2 bộ quần áo đồng phục, ít tập học sinh. Hình ảnh tôi khó quên nhất là người đàn ông ở tuổi 40, nhỏ người, đôi mắt dại đi, đang được xích lại bên góc nhà.

Bà nội Yến cho hay bà phải xích con trai lại vì nếu bà đi ra ngoài làm cỏ hay nhổ đậu mướn cho người ta không ai trông chừng thì anh ta sẽ đi phá phách xung quanh, làm phiền hàng xóm. Tôi kể lại câu chuyện cho người đồng nghiệp trong niềm ái ngại lẫn cảm phục tinh thần hiếu học của Yến, vì tôi hỏi thăm giáo viên chủ nhiệm của em mới biết năm lớp 10 em đạt loại giỏi.

Vào đầu năm học, trong số những học sinh khó khăn được nhận học bổng của các nhà tài trợ, mạnh thường quân, tôi thấy có tên của Yến. Sau này tôi được biết là khi Yến lên lớp 12 thì cha em qua đời, bà nội gọi mẹ Yến về để chăm lo các con.

Tôi không hỏi thêm giáo viên chủ nhiệm của Yến về những ngày sau đó của gia đình em nhưng trong thâm tâm mình, tôi tin giông bão nào rồi cũng sẽ đi qua. Những gì cần làm cho tương lai trẻ chắc chắn người lớn sẽ làm.

Có lẽ, nếu nói thêm thì sẽ trở thành... sáo rỗng. Nhưng, vốn dĩ thế, sự giàu có của nghề giáo gói gọn trong mấy lời Bác Hồ dặn: Trồng người là nghiệp trăm năm! Chợt nhớ đến một bài giảng gần đây của mình, về những thứ tình cảm xung quanh con người (tình cảm gia đình, tình lứa đôi, bạn bè,...), tôi cho rằng, cũng như những thứ tình cảm ấy, tình thầy trò, đạo làm thầy, nghĩa thầy trò nó không có tội lỗi gì để người ta đem ra bàn cãi, mổ xẻ.

Có chăng là ở mỗi người, cái sự “tự nhận thức” và hành xử của họ đối với thứ tình cảm mà họ đang mang bên mình mà thôi.

Mời độc giả gửi bài viết chia sẻ về chủ đề "Thanh xuân của chúng ta" tới địa chỉ email: [email protected]. Toà soạn khuyến khích độc giả gửi kèm ảnh phù hợp. Trân trọng!

 

Phương Thùy

Thanh xuân của tôi là những năm tháng dại khờ, sôi nổi

Thanh xuân của tôi là những năm tháng dại khờ, sôi nổi

Tuổi thanh xuân trong tôi kéo dài như miền ký ức mới qua đây. Trong miền ký ức đó có đủ vui buồn, sôi nổi và trầm lắng, có dại khờ và những bước trưởng thành….  

顶: 6踩: 38581