【ket qua my】Bóc lột trắng trợn qua “tín dụng đen”

作者:Ngoại Hạng Anh 来源:Thể thao 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 00:20:31 评论数:

Những tờ rơi có nội dung cho vay tiền “nhanh”  được dán tùy tiện khắp nơiNhững tờ rơi có nội dung cho vay tiền “nhanh” được dán tùy tiện khắp nơi

Các “tổ chức tín dụng” này thường mời chào với thủ tục cho vay đơn giản,ộttrắngtrợnqualdquotiacutendụngđket qua my nhanh gọn, thế nhưng nếu người vay không trả nợ đúng hạn thì sẽ bị xử đúng kiểu xã hội đen! Bị chủ nợ “truy tìm”, nhiều người lo sợ, phải bán gia sản, lẩn trốn…

Tín dụng = cho vay nặng lãi!

Từ số điện thoại trên tờ rơi được dán tủ điện, chúng tôi gọi đến số 0981681…, lập tức một người đàn ông nghe máy. Chúng tôi nói đang cần vay 50 triệu đồng, người đàn ông này đáp: “Vay 50 triệu đồng thì ngày đóng 1,5 triệu đồng, đóng trong vòng 40 ngày. Điều kiện vay là hộ khẩu ở TPHCM. Nếu không có khả năng trả 1,5 triệu đồng thì có thể giãn ra thành 1 triệu đồng, đóng trong vòng 60 ngày”. Chúng tôi hỏi rằng nếu lỡ đến ngày đó mà không có tiền trả thì có bị “lãi mẹ đẻ lãi con không?”, người đàn ông nói: chỉ cho trễ một ngày, nếu như còn, lần 2 thì phạt từ 100.000 - 500.000 đồng/ngày. 

Chúng tôi gọi đến số điện thoại khác 093410… thì chủ máy cho biết: “Mượn 20 triệu đồng thì đóng mỗi ngày 600.000 đồng, trong vòng 40 ngày, hoặc mỗi ngày trả lãi 200.000 đồng, còn tiền gốc giữ nguyên. Có hợp đồng đi làm thì càng dễ vay hơn. Nếu chỉ tạm trú thì cần phải kêu người thân có tên trong sổ hộ khẩu đứng ra bảo lãnh”. Như vậy, số tiền phải trả là 24 triệu đồng, tức lãi suất cho vay 15%/tháng, 180%/năm, vượt quá 10 lần lãi suất quá hạn theo Luật Dân sự.

Thậm chí, chúng tôi gọi đến các số điện thoại trên tờ rơi dán ngoài đường, các chủ thuê bao đều “tự xưng” là nhân viên ngân hàng, rồi tư vấn cho vay tiêu dùng, cao nhất là 100 triệu đồng với lãi suất dao động từ 16% - 40%/năm, nhưng phải có hợp đồng lao động. Tuy nhiên, những “nhân viên ngân hàng” này đều tư vấn không cần mang hồ sơ vay lên trụ sở ngân hàng mà cứ đến địa chỉ nhà riêng (!?). Và khi chúng tôi đến để làm thủ tục vay tiền thì hồ sơ cho vay lại là của công ty tài chính.

Chúng tôi gặp một người tên N., chuyên cho vay nặng lãi, N. cho biết: tín dụng “đen”, công ty tài chính đều tập trung mảng cho vay tiêu dùng với mức không quá 100 triệu đồng. Càng vay ít tiền thì càng dễ được cho vay, vì dễ thu hồi vốn. Hiện nay, nhiều người cho vay “nóng” sợ bị bắt về tội cho vay nặng lãi nên người mượn chỉ cần cho địa chỉ nhà sẽ có người tới xác minh rồi đưa tiền. Sau khi vay, mỗi ngày có người đến tận nhà thu tiền, tuy nhiên người vay còn phải trả thêm tiền xe ôm. 

Thu nhập thấp, trả lãi cao

Theo một nhân viên ngân hàng, những nơi cho vay quá cao so với lãi suất quy định thường là các công ty tài chính mang tên “tương tự” các ngân hàng. Các công ty này đều mua bảo hiểm các gói cho vay để tránh rủi ro. Nếu người vay “xù” thì công ty bảo hiểm trả lại tiền cho công ty tài chính. Còn công ty bảo hiểm kiểu này thường là bọn “xã hội đen” núp bóng để đi đòi nợ theo kiểu “bắt” người vay bán tài sản.

Một luật sư cho rằng, hiện nay pháp luật vẫn chưa rõ ràng nên các trường hợp cho vay tín dụng đen rất khó xử lý. Dấu hiệu vi phạm là bị chủ nợ ép buộc bán tài sản để trừ nợ. Tuy nhiên, thường việc bán tài sản đều có chữ ký là thỏa thuận tự nguyện, rất khó xử lý pháp luật. Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam chi nhánh TPHCM, cho biết: Hiện nay, giữa các công ty tài chính với người dân thì vay lãi suất thỏa thuận. Theo ông Minh, lãi suất thỏa thuận được cao hơn ngân hàng nhưng không thể cao hơn mặt bằng lãi suất chung, khiến người vay bị thiệt thòi. Việc này, NHNN chi nhánh TPHCM đã kiến nghị NHNN xem xét, có giải pháp xử lý các công ty tài chính. Nhưng do công ty tài chính huy động nguồn vốn từ các tổ chức gửi dài hạn, mà đối tượng vay thường có thu nhập thấp, nên phải áp dụng lãi suất thỏa thuận do rủi ro cao.

Chuyên gia ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu nhận định, “tín dụng đen” là một hiện tượng tiêu cực. Thế nhưng, trong một số trường hợp lại là nhu cầu cần thiết, do người muốn vay không thể tiếp cận được ngân hàng, mà lại đang trong tình trạng khẩn cấp, khi ấy “tín dụng đen” sẽ trở thành “kênh hữu hiệu” để vay. Chẳng hạn như người bệnh hiểm nghèo, gấp rút phải vay, sau đó không trả nổi thì lâm vào tình trạng vỡ nợ. Theo Thông tư 39 và 43/2016 của NHNN thì công ty tài chính không thuộc đối tượng phải áp dụng trần lãi suất, do vậy, các bên vay - cho vay được quyền tự thỏa thuận lãi suất, đã dẫn đến lãi suất “thả nổi”. Điều này rất nguy hiểm cho xã hội, rất cần có quy định rõ về lãi suất cụ thể để người dân biết trước khi vay, tránh tình trạng vỡ nợ.

Là một nạn nhân lỡ vay tiền từ tín dụng đen, chị T. (Bình Phước) kể lại việc sau khi mổ, người nhà chị cần phải mua thuốc, mà loại này không có trong danh mục bảo hiểm y tế, phải mua với giá cao. Nhà không còn đủ tiền, mượn người thân không có, vừa bước ra cổng bệnh viện thấy tờ rơi dán trên tường có nội dung “cho vay trả góp” nhận tiền nhanh mà không cần thế chấp, chị T. liền tìm đến. Sau khi xem chứng minh nhân dân, giấy tờ bệnh viện thì chị được cho vay 20 triệu đồng, đóng trong vòng 30 ngày, mỗi ngày 800.000 đồng. “Thấy lãi quá cao nên tôi chạy vạy khắp nơi thì 3 ngày sau có đủ số tiền trả. Dù trả trước hạn nhưng chủ nợ vẫn đòi phải trả đủ 24 triệu đồng”, chị T. kể.

Hay như trường hợp ông A. (Đồng Nai), do vay “tín dụng đen” mà không có tiền trả nên thường xuyên có người đến đòi nợ lấy tài sản. Trong một lần, hai bên đã xảy ra cự cãi lớn tiếng rồi xô xát, dẫn đến thương tích.