【soi kèo juve】Tách cấp phép thăm dò và khai thác khoáng sản, không để trục lợi chính sách
Sáng 12/8,áchcấpphépthămdòvàkhaitháckhoángsảnkhôngđểtrụclợichínhsásoi kèo juve Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp phiên chuyên đề pháp luật, trong đó cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản.
Nhiều trường hợp điều chỉnh quy hoạch tùy tiện
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho rằng, 2 phương án về cơ quan chủ trì lập quy hoạch khoáng sản như dự thảo Luật đều có ưu điểm và hạn chế.
Với phương án 1, giao Bộ Tài nguyên và Môi trường lập quy hoạch khoáng sản (phương án Chính phủ trình Quốc hội), theo ông Tùng, có thuận lợi là đồng bộ với quản lý quy hoạch, cấp phép, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm sau này.
Tuy nhiên, phương án này làm thay đổi chức năng, việc phân công trách nhiệm quản lý theo pháp luật hiện hành. Đây là vấn đề lớn, phải đánh giá kỹ.
Vì vậy, ông Tùng nghiêng về phương án 2 là giao Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng lập quy hoạch khoáng sản như luật hiện hành.
Về điều chỉnh quy hoạch khoáng sản, dự thảo Luật đang xây dựng 2 phương án: Việc điều chỉnh thực hiện theo pháp luật về quy hoạch; trường hợp không phải điều chỉnh quy hoạch và trường hợp phải điều chỉnh quy hoạch theo hình thức rút gọn và theo quy định của pháp luật về khoáng sản.
Nhận định đây là vấn đề lớn, ông Tùng lưu ý việc đưa ra một số quy định đặc thù liên quan đến quy hoạch khoáng sản làm thay đổi cách tiếp cận pháp luật, quan điểm chỉ đạo.
“Thực tế hiện nay, luật quy hoạch đưa ra những quy định hết sức chặt chẽ trong việc điều chỉnh quy hoạch. Chúng ta đã tổng kết đánh giá và rút ra bài học thực tiễn thời gian qua.
Có rất nhiều trường hợp điều chỉnh quy hoạch tùy tiện, theo tư duy nhiệm kỳ, cũng có những trường hợp tiềm ẩn nguy cơ rất lớn lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ khi điều chỉnh quy hoạch quá dễ dãi”, ông Tùng nêu thực tế.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật lo ngại, khi ban hành luật chuyên ngành lại “điều chỉnh một chút” làm cho điều chỉnh quy hoạch dễ dàng hơn. Vì vậy, ông đề nghị Chính phủ đánh giá tổng thể đối với công tác quản lý quy hoạch nói chung, chứ không phải từng lĩnh vực riêng lẻ.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cũng lưu ý, với quy định về quy hoạch khoáng sản và những nội dung còn 2 phương án thì chưa nên đóng khung ngay mà cần phân tích ưu, nhược điểm của từng phương án để thảo luận thêm.
Ông Định đề nghị làm rõ thêm quy định về cấp phép thăm dò và khai thác theo hướng tách việc cấp phép thăm dò và khai thác thành 2 loại khác nhau, trong đó quy định khai thác phải chặt chẽ hơn, yêu cầu phải theo quy hoạch và có thời hạn, phù hợp quy mô của mỏ đã thăm dò.
“Trước đây tôi làm lãnh đạo tỉnh, họ bảo mỏ 2 năm cấp phép 2 năm nhưng tôi bảo không, chỉ cấp phép 6 tháng. Mỏ bé tí, khai thác cát 2 năm thì đào cả dòng sông à? Phải theo quy hoạch và trữ lượng, thậm chí chỉ được cấp phép 1 tháng thôi”, Phó Chủ tịch Quốc hội nói.
“Xem có nhóm lợi ích nào trong dự thảo luật này không?"
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý một số nơi xảy ra vụ án hình sự, kỷ luật cán bộ liên quan đến địa chất, khoáng sản.
“Điều đó cho thấy việc cấp phép khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng thông thường, vật liệu san lấp trên diện tích quy hoạch là vấn đề rất quan trọng”, Chủ tịch Quốc hội nói và lưu ý cần phân biệt rõ từ quy hoạch, thăm dò, khai thác.
Nhấn mạnh việc đánh giá tác động của chính sách, ông Trần Thanh Mẫn yêu cầu thực hiện nghiêm túc quy định của Đảng về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật.
“Cần xem có nhóm lợi ích nào trong dự thảo luật này không. Trong xây dựng pháp luật phải hết sức thận trọng, kỹ lưỡng, nghiêm túc. Cơ quan chủ trì soạn thảo và thẩm tra dự án luật phải chịu trách nhiệm trước Đảng, Thường vụ Quốc hội và Quốc hội trong soạn thảo và thẩm tra”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Kết luận nội dung trên, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị rà soát để luật hóa tối đa các nội dung đã được thực tiễn kiểm nghiệm, giảm thiểu trường hợp giao cho Chính phủ quy định. Trường hợp bảo đảm tính khả thi, linh hoạt trong triển khai thì cần quy định nguyên tắc trong luật.
Liên quan đến thủ tục cấp phép, ông Phương lưu ý cần có phương án cụ thể giao Chính phủ quy định để hạn chế thấp nhất chi phí tuân thủ pháp luật cũng như cải cách hành chính của người dân, doanh nghiệp.
Vì vậy cần nghiên cứu tách cấp phép thăm dò và khai thác riêng, không để trục lợi chính sách trong quá trình thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng.
Khoáng sản là 'miếng mỡ ngon đặt trước miệng mèo'
Đại biểu Trần Hữu Hậu so sánh khoáng sản là tài nguyên quý giá, như miếng mỡ ngon đặt trước miệng mèo, do đó phải có quy định chặt chẽ, tránh tiêu cực.(责任编辑:La liga)
- ·Hình ảnh: Anh hùng Phạm Tuân bay vào vũ trụ 35 năm trước
- ·Nâng cao kỹ năng kiểm sát viên qua cuộc thi
- ·Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường thăm Việt Nam
- ·Huyện Long Mỹ: Triệt xóa điểm đánh bài ăn thua bằng tiền
- ·Thêm hàng loạt vết nứt lớn xuất hiện ở huyện biên giới Tuy Đức
- ·Quốc hội bầu Đại tướng Lương Cường giữ chức Chủ tịch nước
- ·Việt Nam và Mỹ hướng tới tầm quan hệ mới khi điều kiện phù hợp
- ·Vận động, trao thư kêu gọi đối tượng truy nã ra đầu thú
- ·Nhận định, soi kèo Fiorentina vs Napoli, 0h00 ngày 5/1: Hướng tới ngôi đầu
- ·Bảo đảm lộ trình sáp nhập huyện, xã trong năm 2023 và 2024
- ·Cỏ biển biến mất đe dọa sức khỏe con người và sinh vật biển
- ·Tuyên truyền các quy định của pháp luật về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- ·Kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ đẩy lui nạn 'công quyền gia trưởng'
- ·3 lí do khiến giá bất động sản tăng cao đột biến
- ·Microsoft sẽ mang bàn phím trên Windows Phone tới iPhone
- ·Đại tướng Lương Cường nhận huy hiệu 45 năm tuổi Đảng
- ·TP Hồ Chí Minh: Chuyển đổi xanh là động lực, chuyển đổi số là đột phá
- ·Thủ tướng thăm trường dân tộc nội trú tại huyện nghèo của Kon Tum
- ·Giá vàng nhẫn tại Công ty Phú Quý chính thức đắt hơn giá vàng SJC
- ·Philippines hỗ trợ các nỗ lực của Việt Nam trong việc tháo gỡ thẻ vàng IUU