【zbet. me】Hội nhập là vấn đề đáng lo
Cuối năm 2015,ộinhậplàvấnđềđázbet. me Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) hình thành cùng với sự ra đời của nhiều Hiệp định thương mại tự do đặt ra cho các sản phẩm làng nghề truyền thống những thách thức gì, thưa ông?
Trong năm nay, Hiệp hội đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo để đánh giá tác động của hội nhập cũng như mời các chuyên gia tới để nói chuyện về kinh tế vĩ mô tại các làng nghề cũng như tác động của AEC tới làng nghề. Tuy nhiên, cũng như phần lớn các DN trên cả nước, các DN, Hợp tác xã và người dân làng nghề đa phần đều biết rất ít về AEC, được gì và mất gì khi hội nhập, tại sao lại tham gia trong khi nhiều thách thức?
Tôi nghĩ rằng, sẽ có nhiều cơ sở đóng cửa nếu không nghiêm túc nhìn lại những điểm yếu của chúng ta xem liệu có hội nhập được không và khả năng liên kết nhóm ra sao, điểm yếu trong thời gian tới phải giải quyết như thế nào.
Với các làng nghề, hiện nay, khả năng liên kết giữa các làng nghề rất kém. Các làng nghề có thế mạnh là tạo ra những sản phẩm rất tỉ mỉ, nắn nót nhưng khi khách hàng cần một container hàng và giao trong vòng một tháng thì hầu như các làng nghề đều “bó tay”. Nhiều DN sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ đã phải bỏ những đơn hàng lớn khiến cho khách hàng phải chuyển sang đặt mua ở những thị trường khác như Lào, Thái Lan hay Trung Quốc. Như vậy, ngay cả khi chưa có AEC thì các DN nội đã yếu hơn các DN trong khu vực về khả năng liên kết.
Liệu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam có thể cạnh tranh với hàng Trung Quốc và một số nước trong khu vực ASEAN?
Chúng ta không thể đánh giá thấp những nền kinh tế có truyền thống trong khu vực nhất là Thái Lan, Trung Quốc nhưng chúng ta phải thấy thế mạnh của mình. Việt Nam là Việt Nam không lẫn lộn với một đất nước nào khác bởi trong sản phẩm làng nghề yếu tố văn hóa rất lớn. Việt Nam cần phải phát huy điểm này và Việt Nam có thể cạnh tranh được nhờ yếu tố này.
Một yếu tố nữa giúp Việt Nam có thể cạnh tranh với các nước là lao động ở Việt Nam không đắt như các nước trong khu vực, có nhiều lao động, nếu làng nghề tạo được công ăn việc làm ổn định thì những người đi XK sẽ ở lại làm việc.
Theo ông, điểm yếu nhất của các sản phẩm làng nghề hiện nay là gì?
Vấn đề thiết kế kiểu dáng và bảo vệ bản quyền là khâu yếu nhất của các sản phẩm làng nghề. Chúng ta có rất nhiều làng nghề có thương hiệu nhưng cũng rất nhiều làng nghề không bảo vệ được thương hiệu của chính mình. Tôi cho rằng, đây là 2 vấn đề cần thiết khi hội nhập, còn những vấn đề khác nội lực chúng ta đều có.
Làng nghề Việt Nam muốn phát triển trong thời kỳ hội nhập, cần có giải pháp như thế nào?
Trên cơ sở đánh giá thực trạng làng nghề Việt Nam, các ngành đã tìm ra nhiều biện pháp đã thực hiện trong hàng chục năm nay. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được còn rất nhiều thách thức. Hiệp hội Làng nghề Việt Nam muốn có một buổi tọa đàm thông qua tiếng nói của các nghệ nhân, làng nghề đang tồn tại hoặc đã mai một “đánh động” các cơ quan chức năng đánh giá lại chính sách hỗ trợ cho làng nghề.
Làng nghề không quá kém, quá thụt lùi nhưng chúng ta đã bỏ lỡ một số cơ hội. Thời gian qua, chúng ta đã bỏ ra nhiều công sức để phát triển làng nghề nhưng kết quả đạt được còn rất hạn chế. Điều này xuất phát từ việc thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan, cá nhân liên quan. Do vậy, cần tiến hành tổng kết, đánh giá 10 năm thực hiện Nghị định số 66/NĐ-CP và chỉ đạo các bộ, ngành có liên quan rà roát đánh giá các chính sách đã ban hành hỗ trợ làng nghề để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Đặc biệt cần hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tạo thuận lợi cho cơ sở làng nghề gia nhập thị trường, đầu tư kinh doanh để nâng cao sức cạnh tranh khi tham gia AEC.
Mặt khác, để làng nghề hình thành quy mô sản xuất lớn hơn, theo tôi, hình thức hợp tác xã kiểu mới được coi là “chìa khóa” để vươn xa đối với làng nghề. Chương trình xây dựng nông thôn mới là tác động tốt cho làng nghề nếu chúng ta có sự quan tâm hơn nữa.
Xin cảm ơn ông!
本文地址:http://game.marimbapop.com/html/232d297377.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。