Toàn cảnh Hội thảo Nhận định về các kịch bản diễn biến giá cả thị trường trong năm 2018,ạmphátnămLưuýyếutốchiphíđẩkết quả bóng đá hôm nay u23 châu á ông Nguyễn Tiến Thỏa, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Thẩm định giá Việt Nam cho rằng, năm 2018 khó có thể có những cú sốc (kể cả kinh tế thế giới và trong nước) đẩy mặt bằng giá tăng cao đột biến tạo ra những “cơn sốt” về giá. Tuy nhiên, thị trường vẫn tiềm ẩn những nhân tố tác động gây bất lợi đến mục tiêu kiểm soát lạm phát. Trong đó, kinh tế thế giới được dự báo không có nhiều biến động, thương mại thế giới được duy trì ở mức ổn định, nhưng giá cả hàng hóa vẫn vận động theo xu hướng tăng và sẽ tác động đến mặt bằng giá trong nước. Cụ thể, giá các sản phẩm năng lượng như: Dầu, khí tự nhiên, than đá tăng khoảng 4%, giá hàng nông sản tăng 1,2% (theo dự báo của WB tháng 10/2017). Riêng giá dầu, nhiều ngân hàng lớn trên thế giới dự báo có thể tăng khoảng 7 - 10% lên 60 USD/thùng. Mặt khác, nếu FED thực hiện cắt giảm lãi suất đồng USD sẽ có tác động nhất định đến tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng tiền các nước... Trong khi đó, theo ông Vũ Vinh Phú, nguyên Phó giám đốc Sở Thương mại Hà Nội, trong dịp Tết cổ truyền Mậu Tuất, căn cứ vào lực lượng hàng hóa và năng lực của hệ thống phân phối hiện nay, sức mua của thị trường, khả năng đột biến về giá là khó có thể xảy ra, nhất là nhóm hàng hóa công nghiệp tiêu dùng, may mặc và dụng cụ gia đình. Theo ông Phú, có một chút lo lắng về một số mặt hàng tươi sống cao cấp mà hệ thống siêu thị những ngày cận Tết không có đầy đủ hoặc không đủ cung cấp như: Gà ta, thủy sản tươi sống, rau củ cao cấp..., nên dự báo những mặt hàng này sẽ tăng giá từ 10 - 20%. Về chỉ tiêu kế hoạch năm 2018, ông Phú cho rằng Chính phủ dự kiến phấn đấu GDP 6,7%, CPI phấn đấu đạt mức 4%, đây là mức phấn đấu hợp lý, nhưng đòi hỏi chính sách điều hành giá cả thị trường cần đi vào thực chất. Điều quan trọng là đẩy mạnh sản xuất trong nước, tạo nguồn cung ổn định cho thị trường, cộng thêm quỹ hàng hóa nhập khẩu có kiểm soát, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt. Đóng góp thêm ý kiến, chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong lưu ý đến áp lực lạm phát năm 2018 có thể do cộng hưởng nhiều nhân tố, nhất là áp lực lạm phát chi phí đẩy (tăng giá dịch vụ công và lương...), gắn với gia tăng giá xăng dầu, hệ quả độ trễ của mở rộng dư nợ tín dụng, tăng các công cụ thanh toán và điều chỉnh tỷ giá trung tâm trong năm 2017. Riêng mặt bằng lãi suất năm 2018 có nhiều khả năng giữ nguyên hoặc tăng nhẹ do gia tăng nhu cầu huy động vốn của ngân hàng và vay vốn của doanh nghiệp./. Đức Việt |