当前位置:首页 > Cúp C2

【lich thi dau ban ket c1】Sớm có chương trình phục hồi phát triển kinh tế sau đại dịch

Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội phải đảm bảo tính hiệu quả,ớmcóchươngtrìnhphụchồipháttriểnkinhtếsauđạidịlich thi dau ban ket c1 khả thi, tạo được sự đồng thuận cao Kiên trì mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô Chuyển mô hình chống dịch để phục hồi kinh tế Vừa chống dịch hiệu quả, vừa phục hồi, phát triển kinh tế

Nhiều doanh nghiệp chọn "đóng băng" trong ngắn hạn

Báo cáo về một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn tại Kỳ họp này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chỉ ra 3 nguyên nhân chính khiến số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường gia tăng nhanh so với cùng kỳ năm 2020.

Cụ thể đó là: sự bùng phát mạnh của làn sóng Covid-19 lần thứ tư cùng với các đợt phong tỏa nghiêm ngặt, giãn cách kéo dài liên tiếp (đặc biệt là quý III/2021) khiến hoạt động - sản xuất kinh doanh trong nhiều lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề; sau nhiều tháng liền chống chọi với những khó khăn do dịch Covid-19, sức lực của nhiều doanh nghiệp đã bị bào mòn.

Theo đó, nhiều nhà máy sản xuất, đặc biệt là ở khu vực phía Nam phải tạm ngừng hoạt động trong thời gian phong tỏa; doanh nghiệp không tiếp cận được khách hàng, hoạt động vận tải hàng hóa và chuỗi cung ứng cho sản xuất bị gián đoạn, đứt gãy, doanh thu giảm mạnh hoặc thậm chí không có doanh thu, các nguồn lực dự trữ đang cạn dần, thị trường chưa có dấu hiệu phục hồi hoặc đang phục hồi rất chậm.

Cần sớm có chương trình phục hồi phát triển kinh tế. Ảnh: TL.
Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp Ảnh: TL.

Một nguyên nhân được nhắc đến đó là trong giai đoạn này, nhiều doanh nghiệp lựa chọn “đóng băng” trong ngắn hạn để xem xét tình hình, diễn biến của dịch bệnh, “trú ẩn” để bảo toàn nguồn vốn chờ qua giai đoạn dịch bệnh phức tạp và giãn cách nghiêm ngặt.

Trong bối cảnh đó, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các hợp tác xã, doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Gần đây nhất, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 9/9/2021 về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19.

“Các chính sách, giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp được quy định tại Nghị quyết số 105/NQ-CP đã được cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước đánh giá cao và kỳ vọng sẽ giúp tháo gỡ những vấn đề khó khăn mà doanh nghiệp đang phải đối mặt. Hiện nay, các giải pháp, nhiệm vụ đã và đang được các bộ, ngành và địa phương tích cực triển khai thực hiện và cơ bản hoàn thành theo đúng tiến độ được giao”, báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu rõ.

Chuyển biến mạnh mẽ sau Nghị quyết 128/NQ-CP

Đáng lưu ý, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ sau khi ban hành đã được dư luận xã hội đánh giá là một chủ trương, quyết sách đúng đắn, sáng tạo và kịp thời của Chính phủ, được người dân và cộng đồng doanh nghiệp mong chờ và ủng hộ.

“Thực tế, trong 10 ngày sau khi Nghị quyết 128/NQ-CP được ban hành (11/10/2021 - 20/10/2021), số doanh nghiệp thành lập mới là 3.753 doanh nghiệp, chiếm đến 45,6% tổng số doanh nghiệp thành lập mới trong tháng; số vốn đăng ký mới là 42.280 tỷ đồng, chiếm 38,9% tổng số vốn đăng ký mới trong tháng”, báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi đến Quốc hội đã chỉ ra.

Hơn nữa, tình hình doanh nghiệp thành lập mới tại những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh trong tháng 10/2021 cũng có sự chuyển biến mạnh mẽ so với tháng 9/2021, như: Đồng Nai tăng 325,6%; Cần Thơ tăng 289,5%; Bình Dương tăng 260,3%; TP. Hồ Chí Minh tăng 204,7%; Hà Nội tăng 110,1%.

Tháng 10/2021 cũng ghi nhận 45/63 địa phương có số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng so với tháng 9/2021. Trong đó, đáng chú ý các địa phương chịu nhiều ảnh hưởng của dịch bệnh đều có sự phục hồi ấn tượng như: Đà Nẵng tăng 167,3%, Cần Thơ tăng 58,3%, TP. Hồ Chí Minh tăng 31,6%, Hà Nội tăng 17,8%, Bình Dương tăng 17%, Đồng Nai tăng 3,8%.

Để hỗ trợ doanh nghiệp, phục hồi nền kinh tế, Chính phủ cũng đang triển khai nhiều chính sách, giải pháp khác nhằm cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp như giảm tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành, giảm thời gian hoàn trả tiền ký quỹ du lịch, giảm giá dịch vụ hạ, cất cánh đối với chuyến bay nội địa. Các tổ công tác đặc biệt cũng đã được thành lập. Hàng tuần, nhóm giúp việc của Tổ công tác đặc biệt về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 họp thảo luận, xem xét giải quyết các kiến nghị của doanh nghiệp…

Chưa hết những khó khăn, báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng chỉ ra, mặc dù Chính phủ đã rất cố gắng, nỗ lực huy động mọi nguồn lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn của dịch bệnh nhưng quy mô các chính sách hỗ trợ còn tương đối thấp, chủ yếu tác động về phía cung, chưa thực sự hỗ trợ mạnh mẽ cho người dân, doanh nghiệp; chưa có giải pháp tổng thể cùng với nguồn lực để thúc đẩy phục hồi đồng bộ cả về phía cung và phía cầu của nền kinh tế.

Bộ này đề nghị cần sớm ban hành và triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế sau dịch bệnh Covid-19 để tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển, bắt kịp xu thế phục hồi và phát triển của thế giới.

Được biết, hiện nay Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành một số giải pháp để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong thời gian tới./.

Làm gì để phục hồi kinh tế trong tình hình mới?

Các vấn đề được đưa ra chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng gồm: Giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế trong bối cảnh tình hình mới; các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh để phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh; công tác chuẩn bị đầu tư, việc phân bổ, giao kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn 2021-2025 và kế hoạch năm 2021; giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân vốn đầu tư công và các dự án trọng điểm quốc gia; tiến độ thực hiện các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi đầu tư phát triển.

Các Phó Thủ tướng Chính phủ: Lê Minh Khái, Lê Văn Thành; Bộ trưởng các Bộ: Tài chính, Giao thông vận tải, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan đến nhóm vấn đề này.

(Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

分享到: