当前位置:首页 > Cúp C1

【kết quả trận viettel】Năm 2017: Không nên quá kỳ vọng vào sự đột phá của FDI?

nam 2017 khong nen qua ky vong vao su dot pha cua fdi

Giải ngân vốn FDI năm 2016 có kết quả tốt cho thấy các yếu tố liên quan đến quá trình giải ngân đã tích cực, tiến bộ hơn. Ảnh minh họa: H. Anh.

Theo số liệu được Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) công bố, đến hết tháng 12-2016, Việt Nam đã thu hút được tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 24,4 tỷ USD. Sở dĩ có con số 24,4 tỷ USD thu hút đầu tư nước ngoài của năm 2016 là nhờ có 3,425 tỷ USD góp vốn, mua cổ phần thông qua hoạt động M&A của hơn 2.500 DN, tổ chức kinh tế. Thực tế tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký trong năm 2016 là gần 21 tỷ USD, thấp hơn khoảng 10% so với con số của năm 2015 và cũng cách xa mục tiêu khoảng 25 tỷ USD mà chúng ta đã đặt ra cho năm 2016.

Tuy không đạt mục tiêu về số vốn đăng ký, song có một điều đáng ghi nhận là năm 2016 lại là năm lần đầu tiên vốn giải ngân FDI cán mốc gần 16 tỷ USD, một con số kỷ lục từ trước đến nay. Nếu vốn đăng ký giảm 10% thì ngược lại, vốn thực hiện lại tăng 10% so với năm 2015. GS Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội DN Đầu tư nước ngoài cho rằng đây là con số đáng mừng, đồng thời nhận định thu hút FDI trong năm 2017 vẫn tăng trưởng tốt, số vốn đăng ký và vốn thực hiện dự báo tăng khoảng 10-12% so với năm 2016.

Về triển vọng của thu hút FDI trong năm 2017, đại diện Công ty JLL Việt Nam, tập đoàn chuyên về quản lý đầu tư và dịch vụ BĐS cho rằng, tình hình thu hút vốn FDI trong năm 2017 của Việt Nam được kỳ vọng vẫn sẽ diễn biến tích cực. Điều này là nhờ vào các lợi thế sẵn có của Việt Nam về sự ổn định kinh tế và chính trị so với các nước trong khu vực, các nỗ lực của quốc gia trong việc ký kết và gia nhập các hiệp ước quốc tế song phương và đa phương và kỳ vọng vào các chuyển biến tích cực ở các nền kinh tế lớn và mới nổi trong năm mới.

Dưới góc độ khác, chuyên gia Lưu Bích Hồ cho rằng, năm 2017 kinh tế thế giới vẫn có những sự phức tạp, không nên kỳ vọng quá nhiều vào sự bứt phá, đột phá trong 2017, tình hình thu hút FDI cũng nằm trong bối cảnh đó.

Chuyên gia này cho rằng, FDI không phải cứ mãi ngày một tăng lên, thị trường thế giới đang được cơ cấu lại, nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải đi tìm những thị trường có nhiều cơ hội hơn, hiệu quả hơn, chuyển đổi từ nước đã đầu tư sang nước khác để có lợi hơn, chưa kể, nếu tình hình kinh tế tốt lên thì tỷ lệ kinh tế trong nước, đầu tư trong nước cũng sẽ tăng lên.

Chuyên gia Lưu Bích Hồ cho rằng trong một vài năm tới có thể vốn FDI đăng ký không đạt như dự kiến, do từ 2016 Việt Nam có sự chuyển hướng mang tính sàng lọc khi cố gắng thu hút vốn FDI có chất lượng tốt hơn (về công nghệ, hiệu quả, đảm bảo môi trường). Tuy nhiên, chuyên gia này cũng cho rằng, như vậy không phải là xu hướng giảm sút mà là do có sự biến động. Nếu năm 2017 chũng ta tháo gỡ được những khó khăn thì thu hút FDI có thể vẫn sẽ tiếp tục tăng lên.

“Trong thu hút FDI hiện nay số lượng công ty 100% vốn nước ngoài vẫn chiếm tỷ lệ lớn, vì thế cần tăng số lượng công ty liên doanh để nội lực của Việt Nam được tăng lên. Nhiều chuyên gia nước ngoài nhận xét Việt Nam rất tích cực hội nhập với nước ngoài nhưng hội nhập bên trong còn kém, ý nói sự liên kết giữa FDI với DN Việt hay giữa các DN nội với nhau còn kém. Đây là vấn đề hết sức lưu ý để thay đổi”, chuyên gia Lưu Bích Hồ nhấn mạnh.

分享到: