当前位置:首页 > La liga

【suwon city đấu với jeju】Thế giới lo khi INF đổ vỡ

Việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước các lực lượng vũ khí tầm trung (INF) đã chấm dứt thỏa thuận kiểm soát vũ khí giữa Mỹ và Nga nhằm hạn chế việc phát triển các tên lửa phóng từ mặt đất với tầm bắn từ 500km tới 5.500km. Hiệp ước này đổ vỡ làm dấy lên nhiều lo ngại.

Tàu tuần dương USS Mobile Bay của Mỹ phóng tên lửa SM-2 trong cuộc tập trận. Ảnh: SPUTNIK

Từ góc độ của Bộ Quốc phòng Mỹ,ếgiớilokhiINFđổvỡsuwon city đấu với jeju lợi ích từ việc rút khỏi INF vào thời điểm này có thể là Mỹ đã sẵn sàng cho việc nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm và triển khai tên lửa tầm trung phóng từ mặt đất. Như vậy, Bộ Quốc phòng Mỹ giờ sẽ có nhiều lựa chọn hơn để bố trí lại lực lượng trên toàn cầu phù hợp với những ưu tiên họ đặt ra trong chiến lược an ninh quốc gia.

Góc độ ngoại giao, Mỹ đồng thời thúc đẩy một cơ chế kiểm soát vũ khí mới, phù hợp với tương quan lực lượng hiện nay giữa các cường quốc. Theo kỳ vọng của Mỹ, cơ chế đó sẽ phải bao gồm Trung Quốc. Tổng thống Trump cho rằng: “Nếu Nga đang phát triển, Trung Quốc đang phát triển, còn chúng ta lại chịu bó buộc với thỏa thuận này thì không thể chấp nhận được. Trung Quốc không nằm trong INF. Họ cần phải trở thành một phần của thỏa thuận này”.

Về phía Nga, Bộ Ngoại giao nước này đã đưa ra thông cáo chính thức về việc chấm dứt hoàn toàn Hiệp ước INF từ ngày 2-8. Nga kêu gọi Mỹ tạm ngừng triển khai tên lửa hạt nhân tầm trung sau khi rút khỏi Hiệp ước này.

Trước đó, Tổng thống Nga Putin từng tuyên bố, dù Nga chấm dứt việc thực hiện Hiệp ước INF nhưng sẽ không triển khai các tên lửa tầm trung và tầm ngắn ở bất kỳ khu vực nào trên thế giới, chừng nào ở đó không có sự hiện diện của vũ khí Mỹ. Hiện tại, Matxcơva sẵn sàng thảo luận với Washington về việc ổn định tình hình sau khi Hiệp ước INF ngừng tồn tại, trên cơ sở các biện pháp được thực hiện một cách minh bạch.

Trung Quốc cũng đã phản đối động thái của Mỹ rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung. Theo nhà ngoại giao Trung Quốc, bằng việc vi phạm các nghĩa vụ quốc tế của mình, Mỹ “thực sự tìm kiếm sự vượt trội trong vũ khí chiến lược. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự ổn định và làm suy yếu cán cân sức mạnh toàn cầu. Căng thẳng sẽ leo thang và sự mất niềm tin lẫn nhau trên trường quốc tế sẽ tăng lên”.

Trong khi đó, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres bày tỏ lo ngại về căng thẳng gia tăng giữa các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân. Ông cảnh báo thế giới sẽ mất đi “một chiếc phanh vô giá” nhằm ngăn chặn chiến tranh hạt nhân sau khi Nga và Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp ước các Lực lượng hạt nhân tầm trung. Ông kêu gọi Mỹ và Nga gia hạn Hiệp ước cắt giảm và hạn chế vũ khí tấn công chiến lược (START) mới nhằm mang lại sự ổn định và tạo thời gian đàm phán về các biện pháp kiểm soát vũ khí trong tương lai.

Lâu nay, INF được xem là bước tiến lớn nhằm hạn chế chạy đua vũ trang. Mất INF, hiện còn Hiệp ước cắt giảm và hạn chế vũ khí tấn công chiến lược (START) là cơ chế ràng buộc giữa Nga và Mỹ. Hiệp ước này sẽ hết hạn vào năm 2021 và hiện Mỹ vẫn chưa có ý định gia hạn.

Ở cấp độ đa phương có Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí Hạt nhân (NPT). Tuy nhiên, cơ chế này cũng không mang tính ràng buộc cao. Ví như Iran đang đe dọa rút khỏi NPT sau khi Mỹ siết chặt trừng phạt.

Nhiều nước đang kêu gọi hình thành một phiên bản INF 2.0 - một thỏa thuận không chỉ riêng giữa Mỹ và Nga, mà bao gồm kho vũ khí của nhiều nước khác như Anh, Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan. Tuy nhiên, tương lai của một hiệp định như vậy vẫn chưa có gì rõ ràng khi mà Trung Quốc chưa cho thấy sự sẵn sàng tham gia thỏa thuận mới này.

Hiệp ước INF được Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Mikhail Gorbachev và Tổng thống Mỹ Ronald Reagan ký ngày 8-12-1987 tại Washington và có hiệu lực từ ngày 1-6-1988. Theo đó, hai bên cam kết không sản xuất, thử nghiệm, triển khai các tên lửa trên mặt đất tầm trung và tầm ngắn (từ 500-5.500km).

 

LONG TẤN tổng hợp

分享到: