【ltd ligue 1】Hà Nội chính thức lên tiếng về “lệnh cấm” xe máy
Không có chuyện cấm xe máy vào năm 2020
TheàNộichínhthứclêntiếngvềlệnhcấmxemáltd ligue 1o ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội, ngày 4/7/2017, HĐND TP. Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐND thông qua đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường giai đoạn 2017- 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”.
Theo Nghị quyết, đến năm 2030 Hà Nội mới dừng hoạt động xe máy tại các quận chứ không phải cấm toàn TP. Sở Giao thông Vận tải sẽ sớm xây dựng đề án công bố rõ lộ trình và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện các mục tiêu của Nghị quyết.
Theo lãnh đạo Sở Giao thông vận tải Hà Nội, TP chỉ hạn chế hoạt động của xe máy khi đã có đủ các điều kiện cần thiết. Ảnh: DN |
Thay đổi thói quen của người tham gia giao thông là một cuộc cách mạng (HQ Online) - Các thông tin liên quan đến việc hạn chế, tiến tới cấm xe máy tại khu vực nội thành Hà Nội vào ... |
Có nên xóa bãi trông giữ xe máy, tăng giá bán xăng ở nội đô để hạn chế xe máy? (HQ Online) - Liên quan đến việc Sở Giao thông vận tải Hà Nội nghiên cứu thí điểm dừng hoạt động xe máy tại đường ... |
Hà Nội có vội khi cấm xe máy đường Lê Văn Lương-Nguyễn Trãi? Nhiều chuyên gia giao thông cho rằng Hà Nội không nên vội vã trong việc cấm các xe máy trên tuyến đường huyết mạch như ... |
Cũng theo lãnh đạo Sở Giao thông vận tải Hà Nội, hạn chế phương tiện cá nhân là chủ trương lớn của Chính phủ, Hà Nội đang hiện thực hóa chủ trương này bằng các biện pháp cụ thể. TP chỉ hạn chế hoạt động của xe máy khi đã có đủ các điều kiện cần thiết. Cụ thể là, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông và vận tải hành khách công cộng phải phát triển đến một mức độ tương ứng nhằm mục tiêu cuối cùng là phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân, cải thiện môi trường sống của TP.
Theo lộ trình mà Sở đang xây dựng TP sẽ thực hiện hạn chế xe máy từng bước theo tuyến, theo khu vực khi đủ điều kiện về phát triển cơ sở hạ tầng, phương tiện vận tải hành khách công cộng đã đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân.
Dự kiến có thể một trong hai tuyến phố là Lê Văn Lương hoặc Nguyễn Trãi sẽ thí điểm đầu tiên trong các quận nội thành của Hà Nội. Người dân có thể sử dụng xe buýt nhanh - BRT tuyến Kim Mã - Yên Nghĩa, hoặc tuyến đường sắt đô thị 2A Cát Linh - Hà Đông.
“Thời điểm hiện tại Hà Nội mới đang xây dựng phương án, không có chuyện Hà Nội sẽ cấm xe máy trên hai tuyến phố vào năm 2020 hay dừng cấp đăng ký xe máy như một số thông tin đưa ra”, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội khẳng định.
Có ưu ái ô tô?
Tại họp báo rất nhiều phóng viên đặt vấn đề tại sao Hà Nội không tính đến phương án cấm ô tô tại hai tuyến đường nêu trên mà chỉ cấm xe máy, điều này dễ tạo nên sự phản cảm và gây tâm lý bất bình đẳng với người dân.
Lý giải về điều này lãnh đao Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho rằng, việc cấm ô tô chúng ta đã thực hiện từ lâu, từ Quyết định số 06/2003 của UBND TP. Hà Nội. Nội dung của Quyết định này đã có phân vùng, kiểm soát hoạt động của ô tô. Theo đó tại một số tuyến phố hay một số khung giờ nhất định ô tô không được hoạt động.
Ngoài ra, để giải tỏa áp lực giao thông tại đô thị, TP sẽ áp dụng hạn chế cả ô tô cá nhân thông qua các biện pháp kinh tế. Đó là tăng phí dịch vụ đỗ xe tại các khu vực trung tâm; xây dựng đề án thu phí vào một số khu vực trung tâm có khả năng gây ùn tắc và ô nhiễm môi trường... để người dân thay đổi thói quen, từ đó lựa chọn sử dụng loại phương tiện nào hợp lý nhất.
Bàn về những luồng ý kiến trái chiều về việc Hà Nội có nên cấm xe máy và xe máy có phải là thủ phạm gây ra tắc đường như nhiều người vẫn nghĩ ông Vũ Văn Viện cho rằng, để thay đổi thói quen đi lại của người dân từ phương tiện cá nhân sang phương tiện công cộng là một cuộc cách mạng. Nhưng điều này là cần thiết với bất kỳ đô thị hiện đại nào trên thế giới, không riêng gì Việt Nam.
Người dân đang có thói quen đi xe máy như đi bộ, 100m cũng đi xe máy, nên mất thói quen đi bộ. Để thay đổi thói quen, dần dần bỏ phương tiện cá nhân, thay thế bằng phương tiện công cộng đòi hỏi mỗi người phải có sự hy sinh nhất định vì lợi ích chung và cũng nhằm mục tiêu từng bước xây dựng một đô thị văn minh, hiện đại.
Đặc biệt, mục tiêu xã hơn mà TP hướng tới là hoàn thiện hệ thống giao thông công cộng và người dân sẽ dần dần thay đổi suy nghĩ, tìm tới các phương tiện giao thông công cộng nhiều hơn.
"Mục tiêu của thành phố là đến năm 2030, các chỉ tiêu về vận tải hành khách công cộng phải đáp ứng được từ 30 đến 35% nhu cầu đi lại của nhân dân. 80% người dân sẽ được tiếp cận phương tiện vận tải hành khách công cộng ở mức di chuyển dưới 500m và 20% còn lại sẽ kết nối bằng các hình thức khác như đi bộ, đi xe đạp, hoặc taxi", ông Viện cho biết thêm.
相关推荐
- Kỷ luật 163 đảng viên, 2 tổ chức đảng
- Quay đầu trượt giảm, thương hiệu SJC lùi về ngưỡng 44,2 triệu đồng
- Chấm mặt mộc thí sinh lần thứ 2 trước chung kết Hoa hậu Việt Nam 2022
- Thừa Thiên
- Con gái bị hack tài khoản facebook, mẹ mất hơn 400 triệu
- Rockstar Party Âm thanh ánh sáng 3D thu hút hàng nghìn bạn trẻ
- Chủ tịch thành phố Đà Nẵng gửi thư động viên các lực lượng phục vụ Tuần lễ Apec 2017
- Bộ Tài chính dự tính đổi đơn vị thu lệ phí cấp thẻ căn cước công dân