发布时间:2025-01-12 19:01:06 来源:Empire777 作者:Cúp C2
Với nhiều giải pháp đang triển khai nên mô hình sinh kế thí điểm của Dự án cống ngăn mặn Cái Lớn - Cái Bé được nông dân trên địa bàn tỉnh đặt ra nhiều kỳ vọng,ỳvọngmhnhsinhkếcúp c1 châu âu nam đồng thời mở ra hướng sản xuất mới cho vùng đất nhiễm phèn, mặn ở Hậu Giang.
Mô hình sinh kế khóm - thủy sản sẽ mở ra hướng sản xuất mới hiệu quả cho vùng đất phèn, mặn xã Hỏa Tiến.
Hậu Giang là một trong 6 tỉnh, thành phố của vùng ĐBSCL được hưởng lợi từ Dự án cống ngăn mặn Cái Lớn - Cái Bé đang được Bộ NN&PTNT đầu tư tại tỉnh Kiên Giang. Dự kiến, dự án sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng vào cuối năm nay. Qua đây, dự án sẽ thực hiện nhiệm vụ kiểm soát nguồn nước mặn, lợ, ngọt; từ đó, giúp người dân ở các tỉnh thuộc bán đảo Cà Mau, nhất là tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu được sản xuất ổn định và bền vững, hạn chế thấp nhất thiệt hại do tình hình xâm nhập mặn vào mùa khô hàng năm. Song song với việc thực hiện dự án trên thì những mô hình sinh kế để thích nghi với điều kiện sản xuất mới cũng được ngành chức năng từ Trung ương đến địa phương quan tâm. Theo đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ NN&PTNT, trong giai đoạn 2020-2021, Sở NN&PTNT tỉnh triển khai thí điểm 4 mô hình sinh kế tại hai địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng của xâm nhập mặn hàng năm là thành phố Vị Thanh và huyện Long Mỹ.
Ông Đặng Ngọc Giao, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang, cho biết: Sau khi thống nhất các mục tiêu, giải pháp và chính sách hỗ trợ thì vào cuối tháng 10-2020, ngành nông nghiệp tỉnh tổ chức các buổi họp với người dân tại những địa điểm được lựa chọn thực hiện thí điểm mô hình sinh kế để thông tin những nội dung cơ bản cho người dân biết; đồng thời khởi động triển khai mô hình. Theo đó, tại thành phố Vị Thanh sẽ thực hiện một mô hình là khóm - thủy sản, tổng diện tích thí điểm 10ha, với 8 hộ dân tham gia. Đối với địa bàn huyện Long Mỹ thì thực hiện 3 mô hình, trong đó tại xã Lương Nghĩa có mô hình tôm - lúa, diện tích 12ha, với 6 hộ tham gia và mô hình lúa - rau màu, diện tích 19ha, có 17 hộ tham gia; còn tại xã Thuận Hòa thì triển khai mô hình cây ăn trái (mãng cầu xiêm), với diện tích 9,6ha, có 12 hộ tham gia. Sau thời gian phát động, hiện các mô hình sinh kế trên đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ người dân.
Các thành viên HTX Nông nghiệp khóm Thạnh Xuân đánh giá cao sự đầu tư, hỗ trợ hiệu quả ban đầu của mô hình sinh kế khóm - thủy sản.
Điển hình như tại mô hình sinh kế khóm - thủy sản ở ấp Thạnh Xuân, xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh. Sau khi họp dân và khảo sát thực tế, ngành chức năng đã phối hợp cùng với bà con tổ chức chỉnh trang lại liếp khóm và bơm bùn từ sông lên rẫy khóm. Mục đích của việc làm này là nhằm cải tạo lại đất đã bị thoái hóa và tạo dinh dưỡng cho cây khóm phát triển khi trồng mới. Bên cạnh đó, Chi cục Thủy lợi tỉnh còn phối hợp với ngành chức năng thành phố Vị Thanh và người dân trồng khóm nơi đây lắp đặt xong hệ thống ống dẫn nước và tưới phun mưa trên các liếp khóm. Đây là giải pháp nhằm giúp bà con giảm bớt công lao động, cũng như tối ưu hóa quá trình tưới, tiết kiệm nguồn nước, nhất là vào những tháng mùa khô.
Phấn khởi với mô hình sinh kế đang được triển khai tại Hợp tác xã (HTX), ông Lê Tuấn Cảnh, Giám đốc HTX Nông nghiệp khóm Thạnh Xuân, ấp Thạnh Xuân, xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh, thông tin: “Tất cả diện tích khóm của bà con trong HTX đều đăng ký tham gia vào mô hình. Ngoài sự đầu tư trên thì bà con trong mô hình còn được hỗ trợ 50% cây, con giống và phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn nuôi thủy sản và hệ thống phun mưa. Từ đó, giúp bà con nhẹ chi phí cải tạo lại đất trồng. Đặc biệt, các thành viên HTX còn được tập huấn về quy trình sản xuất khóm theo tiêu chuẩn VietGAP nên tới đây giá trị trái khóm sẽ được nâng lên và thị trường đầu ra ổn định hơn”.
Song song với những công việc trên thì bà con trong mô hình còn được đầu tư đê bao kết hợp với lộ giao thông nông thôn bằng bê tông để giúp chủ động nguồn nước trong tưới tiêu và phục vụ vận chuyển khóm được thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, ngoài trồng khóm trên liếp thì người dân sẽ tận dụng diện tích mặt nước dưới mương khóm để nuôi thủy sản, trong đó chủ yếu là cá sặc rằn, cá dầy và một số loại cá phù hợp với điều kiện tự nhiên nơi đây nhằm tăng nguồn thu nhập trên cùng diện tích đất canh tác.
Vừa cải tạo và trồng mới xong hơn 1ha khóm của gia đình theo mô hình sinh kế mới, ông Phạm Văn Diện, thành viên HTX Nông nghiệp khóm Thạnh Xuân, ở ấp Thạnh Xuân, xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh, chia sẻ: “Tuy mô hình mới triển khai bước đầu nhưng với những giải pháp đang thực hiện rất thiết thực và nhiều mục tiêu mà mô hình hướng đến thì tôi và bà con nơi đây tin tưởng rằng mô hình sẽ mang lại thành công. Đặc biệt, cách làm của mô hình đã và đang làm thay đổi tư duy sản xuất mới cho bà con nơi đây để phù hợp với điều kiện canh tác vào từng thời điểm, nhất là việc sản xuất khóm theo hướng an toàn thực phẩm để bảo vệ sức khỏe cho người sản xuất và người tiêu dùng, đồng thời thích ứng với biến đổi khí hậu ngày một gay gắt”.
Cùng với mô hình sinh kế của thành phố Vị Thanh thì Sở NN&PTNT tỉnh cũng đang phối hợp với ngành chức năng huyện Long Mỹ triển khai các công việc theo kế hoạch đề ra của 3 mô hình sinh kế ở địa phương này. Khi tham gia các mô hình, bà con nông dân huyện Long Mỹ cũng được hỗ trợ 50% cây, con giống có liên quan và hỗ trợ tiền cải tạo ao lắng trước khi đưa nước vào ao nuôi tôm và hệ thống tưới nước nhỏ giọt của mô hình mãng cầu và phun mưa cho mô hình lúa - rau màu.
Ông Đặng Ngọc Giao, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho biết thêm: Đến nay, các công việc có liên quan đến 4 mô hình sinh kế trên đều được ngành nông nghiệp tỉnh phối hợp với chính quyền địa phương và người dân triển khai đúng tiến độ và bước đầu thu lại những kết quả tích cực; đặc biệt là sự tham gia nhiệt tình của bà con. Đơn vị cũng đang tiếp tục thực hiện các công việc theo kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, để các mô hình sinh kế trên được triển khai thành công và thu lại kết quả tốt nhằm làm cơ sở tổ chức nhân rộng trong thời gian tới thì ngành nông nghiệp tỉnh rất mong tiếp tục nhận được sự phối hợp nhiệt tình của chính quyền địa phương và người dân trong vùng dự án. Hy vọng rằng, những mô hình sinh kế trên sẽ góp phần nâng cao nguồn thu nhập cho người dân trên cùng đơn vị canh tác, nhất là thay đổi phương thức sản xuất mới cho người dân vùng đất phèn, mặn của tỉnh...
Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC
相关文章
随便看看