【lich bong da phap】Chuẩn bị tốt nhất cho năm học mới

Chú thích ảnh
Trường THCS Đại Kim,ẩnbịtốtnhấtchonămhọcmớlich bong da phap Hoàng Mai, Hà Nội được đầu tư xây dựng mới với trang thiết bị dạy học hiện đại, đồng bộ. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN

Thêm cơ sở vật chất

Năm học 2023 - 2024, toàn tỉnh Lai Châu dự kiến có 337 trường học với 5.424 lớp và 151.417 học sinh. Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Lai Châu chỉ đạo các đơn vị trường học tích cực phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động tối đa học sinh ra lớp, nhất là học sinh thuộc các xã khu vực III và khu vực II chuyển sang khu vực I, học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Đặc biệt, đẩy nhanh tiến độ, sửa chữa, khởi công xây dựng các công trình để kịp thời bàn giao, đưa vào sử dụng cho năm học mới; mua sắm trang thiết bị dạy học tối thiểu và thiết bị phòng học Tin học, Ngoại ngữ, trang bị đồ dùng, đồ chơi cho trẻ mầm non...

Theo Sở GD&ĐT Sơn La, Sơn La có hơn 600 cơ sở giáo dục từ bậc mầm non đến THPT. Đến nay, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt trên 61%; tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 72%, cơ bản đáp ứng đủ 1 phòng/lớp học, đảm bảo dạy học 2 buổi/ ngày đúng theo yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Sơn La Lê Tiến Quân cho biết, ngành GD&ĐT xác định chuẩn bị tốt mọi điều kiện cho năm học mới. Trên cơ sở đó, yêu cầu các trường tùy tình hình thực tế của đơn vị khắc phục mọi khó khăn và chuẩn bị tốt về cơ sở vật chất, nhân sự, huy động tối đa học sinh ra trường, ra lớp theo kế hoạch. Ngoài ra, ngành hướng dẫn công khai khoản thu chi trong nhà trường, chấm dứt tình trạng lạm thu dưới mọi hình thức. Đến nay, các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ đã đảm bảo, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ dạy và học trong năm học mới.

Câu chuyện cơ sở vật chất không chỉ khó ở miền núi, mà còn ở Thủ đô  Hà Nội khi gặp phải tình trạng quy mô dân số tăng nhanh dẫn đến tình trạng quá tải trường, lớp.

Ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, một trong những giải pháp quan trọng trong năm học mới là tăng cường các điều kiện hạ tầng, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, quyết tâm tổ chức tuyển sinh trực tuyến từ năm học 2024 - 2025 ở tất cả các trường. Giải pháp này nhằm tăng tính minh bạch, công khai và công bằng, từ đó chấm dứt việc phụ huynh học sinh xếp hàng nộp hồ sơ.

Thành phố Hà Nội có tình trạng tăng dân số cơ học rất nhanh, bình quân mỗi năm tăng từ 50.000 đến 60.000 học sinh, tương ứng với việc cần phải xây mới từ 30 đến 40 trường học. Tuy nhiên, hiện nay quỹ đất ở các quận hạn hẹp, việc xây mới trường học rất khó khăn.

Ông Trần Thế Cương cho biết, Hà Nội vừa có đề nghị các cấp xem xét, cho phép Hà Nội nâng tầng các trường học ở khu vực nội thành. Cùng với các giải pháp quan trọng khác đang triển khai như phát triển mạng lưới trường học; tập trung nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất, ưu tiên đầu tư cho các trường học ở địa bàn khó khăn; đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia..., Hà Nội đang nỗ lực khắc phục những mặt còn tồn tại, quyết tâm nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục toàn diện, giảm dần khoảng cách về chất lượng giữa các địa bàn.

Ngoại Hạng Anh
上一篇:Hàn Quốc: Phức tạp trong việc thực thi lệnh bắt giữ Tổng thống Yoon Suk Yeol
下一篇:Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi kèm thư 'không tìm gặp lại con nữa'