“Kết quả này so với 11.200 tỷ đồng tiền nợ thuế của số doanh nghiệp trên là chưa đạt như mong muốn,ếtquảthuhồinợthuếchưađạtnhưmongmuốti so bibao mới chiếm khoảng 19,6% so với tổng số tiền nợ thuế. Vì vậy, từ nay đến cuối năm, cơ quan Thuế phải gia tăng các biện pháp quản lý và đôn đốc nợ thuế”- ông Nguyễn Đại Trí khẳng định. Theo ông Nguyễn Đại Trí, trong danh sách 600 doanh nghiệp nợ thuế ở 63 tỉnh, số lượng doanh nghiệp được thống kê ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã chiếm 2/3 với tổng số 400 doanh nghiệp, trong đó mỗi nơi có 200 doanh nghiệp. Theo đó, tổng số nợ thuế của Hà Nội trên 4.600 tỷ đồng và TP. Hồ Chí Minh trên 3.500 tỷ đồng. Vì vậy, theo ông Nguyễn Đại Trí, số tiền thu nợ nói trên cũng tập trung ở 2 địa phương này. Trước đó, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Bùi Văn Nam đã ký Chỉ thị số 01 yêu cầu các cục thuế địa phương đảm bảo trước ngày 30-9-2015 thu được ít nhất 50% số nợ thuế của 600 doanh nghiệp đã công khai. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay thì yêu cầu này vẫn đang rất khó thực hiện. Ông Nguyễn Đại Trí, cũng cho biết thêm Tổng cục Thuế đang yêu cầu các đơn vị địa phương đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh quyết liệt áp dụng các biện pháp thu nợ theo đúng quy trình quản lý để thu hồi những khoản nợ còn lại. Theo đó, các cơ quan Thuế căn cứ tình hình thực tế ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp: Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại ngân hàng thương mại; yêu cầu phong tỏa tài khoản hoặc biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế để thu hồi tiền thuế nợ vào ngân sách. |