当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【giải hạng 5 đức】Đưa blockchain vào các giải pháp tài chính xanh để giảm phát thải ròng

【giải hạng 5 đức】Đưa blockchain vào các giải pháp tài chính xanh để giảm phát thải ròng

2025-01-10 17:17:29 [Nhận Định Bóng Đá] 来源:Empire777

Phải có cơ chế giám sát việc thực hiện giảm phát thải

Liên quan đến giảm phát thải khí nhà kính,Đưablockchainvàocácgiảipháptàichínhxanhđểgiảmphátthảirògiải hạng 5 đức TS. Phạm Nguyễn Anh Huy cho biết, trong bối cảnh biến đổi khí hậu trở thành một vấn đề toàn cầu nghiêm trọng, nhiều quốc gia đã và đang hành động nhằm giảm phát thải khí nhà kính, hướng tới mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, một số doanh nghiệp (DN) tại Việt Nam sử dụng các nguồn năng lượng gây ô nhiễm như than vẫn chưa bị pháp luật trừng phạt. Lợi nhuận của các công ty này thậm chí còn tăng lên khi sử dụng các nguồn năng lượng không thân thiện với môi trường.

TS Phạm Nguyễn Anh Huy: Đưa blockchain vào các giải pháp tài chính xanh để giảm phát thải ròng
TS Phạm Nguyễn Anh Huy: Kết hợp công nghệ blockchain với các giải pháp tài chính xanh sẽ tăng hiệu quả giảm phát thải ròng. Ảnh Thùy Dung

Ở chiều ngược lại, sự tăng trưởng theo cấp số nhân của thị trường trái phiếu xanh ở Việt Nam, cũng như việc phân bổ số tiền thu được từ trái phiếu cho các dự án xanh đủ điều kiện đều là những tín hiệu tốt. Việc đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á về phát hành trái phiếu xanh, với hơn 80% số trái phiếu này là trái phiếu chính phủ cho thấy Chính phủ Việt Nam đang tích cực tham gia vào thị trường này.

Chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực vượt bậc trong việc chống lại biến đổi khí hậu như phê chuẩn Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu vào năm 2016, theo đuổi Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 và thực hiện Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực từ đầu năm 2022.

Chính phủ Việt Nam cũng đang có kế hoạch thí điểm hạn mức phát thải và mô hình mua bán phát thải từ năm 2025, nhưng mốc thời gian này có thể không đủ để giúp Việt Nam đạt mục tiêu giảm phát thải năm 2030. Để đạt được những mục tiêu trên, Việt Nam cần nỗ lực không chỉ của chính phủ mà còn của các bên liên quan khác như khu vực tư nhân.

‘‘Nhiều công ty đặt mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 nhưng hầu hết lại không có kế hoạch cụ thể để thực hiện. Do vậy, cần có cơ chế giám sát và định lượng hiệu quả giảm phát thải khí nhà kính của các dự án này, hay nói cách khác là đo lường thành công của các dự án được tài trợ bởi trái phiếu xanh’’ – ông Huy khuyến nghị.

Tăng hiệu quả giám sát giảm phát thải bằng công nghệ blockchain

Cơ chế này sẽ đảm bảo rằng các công ty không chỉ mua lượng carbon bù đắp mà còn phải nỗ lực thực sự để giảm lượng khí thải CO2. Ngoài ra, khu vực nhà nước và tư nhân ở Việt Nam cần quan tâm nhiều hơn đến các phương pháp thu giữ hoặc giảm phát thải CO2 (cả về quy định và đầu tư). Ví dụ như công nghệ thu giữ không khí và chất lỏng trực tiếp (DAC), hấp thụ carbon địa chất và sinh học…

Giảm phát thải khí nhà kính đang là xu hướng phát triển chung. Ảnh minh họa
Giảm phát thải khí nhà kính đang là xu hướng phát triển chung. Ảnh minh họa

Một khía cạnh khác cũng cần được chú ý là khả năng theo dõi, ghi chép và giám sát dữ liệu phát thải. Ví dụ như “token hóa CO2”. Mã token CO2 (đại diện cho một tấn CO2 được thu giữ, lưu trữ hoặc đo lường) có thể được đúc và sẵn sàng giao dịch sau khi được kiểm chứng bởi một bên xác nhận. Mã cũng có thể bị đốt nếu chủ sở hữu chọn sử dụng nó để bù đắp lượng khí thải carbon.

Phương pháp mã hóa CO2 này được kỳ vọng sẽ tạo nên một cuộc cách mạng trong cơ chế giao dịch phát thải và thị trường bù đắp cacbon hiện tại, qua đó cải thiện quy trình hạch toán cacbon, tăng cường tính thanh khoản của phát thải CO2 và cho phép các thị trường giao dịch phát thải liên kết nhau một cách dễ dàng.

‘‘Ngoài lợi ích của token hóa, công nghệ blockchain dự kiến sẽ cải thiện báo cáo về môi trường, xã hội và quản trị (ESG). Đây là những báo cáo có dữ liệu thường không minh bạch, không đáng tin cậy và khó theo dõi ở cấp độ DN. Ở cấp độ quốc gia và khu vực, một vấn đề lớn đối với các kế hoạch mua bán khí thải là dễ gặp phải hành vi gian lận, chẳng hạn như gian lận mua bán carbon. Blockchain có thể là công cụ để tăng tính minh bạch của báo cáo và tăng khả năng truy xuất nguồn gốc phát thải’’ – ông Huy khuyến nghị.

Với việc áp dụng công nghệ blockchain, doanh nghiệp khó thực hiện hành vi gian lận khí thải carbon hơn vì chính phủ có thể dễ dàng theo dõi lượng khí thải trong thời gian thực. Công nghệ blockchain cũng sẽ giúp các bên liên quan sử dụng hiệu ứng cộng đồng, chuyển đổi nỗ lực cá nhân thành nỗ lực cộng đồng để thúc đẩy đổi mới hơn nữa nhằm chống lại tác động của biến đổi khí hậu và hướng tới phát triển bền vững.

(责任编辑:Cúp C1)

推荐文章
热点阅读