搜索

【bologna đấu với lecce】Doanh nghiệp nhà nước thủy lợi, thủy nông: Lợi nhuận thấp, tài sản khó đánh giá

发表于 2025-01-11 11:58:12 来源:Empire777

they loi

Nguồn kinh phí hoạt động của các công ty thủy nông chủ yếu là từ NSNN cấp bù.

Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng phương án sắp xếp các công ty thủy nông,ệpnhànướcthủylợithủynôngLợinhuậnthấptàisảnkhóđánhgiábologna đấu với lecce thủy lợi. Để có định hướng, giải pháp sắp xếp theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng, trước tiên cần nhìn lại tổng thể bức tranh hoạt động của các công thủy nông hiện nay.

Cả nước còn gần 100 công ty thủy nông

Với các công ty thủy nông, đặc thù sản phẩm là dịch vụ công ích phục vụ nông nghiệp, nông dân, nông thôn vì mục đích an sinh xã hội. Giá cả dịch vụ sản phẩm thủy lợi là do Nhà nước quy định. Các công ty hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, nguồn thanh toán cho các sản phẩm của các công ty phần lớn do ngân sách nhà nước (NSNN) cấp phát.

Từ năm 2008, Nhà nước thực hiện chính sách miễn thu thủy lợi phí. Theo đó, mức thu thủy lợi phí được Chính phủ quy định chỉ một mức giá (cũng là mức cấp bù) đối với từng biện pháp tưới tiêu, từng vùng, diện tích và được hỗ trợ toàn bộ từ NSNN. Mục tiêu thực hiện chính sách miễn thu thủy lợi phí là để thực hiện chính sách an sinh xã hội để người nông dân giảm bớt chi phí sản xuất, có tích lũy để đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. NSNN cấp bù phần thủy lợi phí được miễn để chi cho các đơn vị làm nhiệm vụ tưới tiêu nước, quản lý khai thác công trình thủy lợi thực hiện duy tu, bảo dưỡng, vận hành công trình thủy lợi thay vì người dân phải nộp.

Tính đến 31/12/2016, toàn quốc có 98 công ty thủy nông (công ty quản lý khai thác công trình thủy lợi) với khoảng 20.000 cán bộ viên chức phục vụ cho 49 tỉnh, thành phố trong toàn quốc. Còn lại 14 tỉnh gồm Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Kon Tum, Lâm Đồng, Vĩnh Long, Long An, Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp được tổ chức thành các đơn vị sự nghiệp công lập (trung tâm) hoặc các tổ chức hợp tác dùng nước.

Việc tổ chức các công ty thủy nông thường chủ yếu mỗi địa phương 1 DN, một số tỉnh do diện tích rộng, địa hình phức tạp vẫn giữ nguyên hình thức các DN trước đây tổ chức theo huyện. Vì vậy, một số tỉnh có từ 3 đến 5 DN hoạt động trong lĩnh vực này.

Ở Trung ương có 3 DN là Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bắc Nam Hà, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải, Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Dầu Tiếng Phước Hòa do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) làm chủ sở hữu. Các DN này đều là các công ty TNHH MTV nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.

Bên cạnh sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi, một số DN thực hiện các hoạt động liên quan như tư vấn thiết kế xây dựng, giám sát xây dựng thi công một số công trình xây dựng như giao thông, thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật. Ngoài ra, một số DN làm nhiệm vụ cung cấp nước cho nhà máy thủy điện, nhà máy nước phục vụ nước sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản, trồng rau sạch…

Lợi nhuận hầu hết các DN rất thấp

Hàng năm, trên cơ sở dự toán kinh phí đã được Quốc hội phê duyệt, Bộ Tài chính giao dự toán thu chi ngân sách cho Bộ NN&PTNT và UBND các tỉnh. Trên cơ sở quản lý hệ thống các công trình thủy lợi, Bộ NN&PTNT thực hiện giao kế hoạch cho các công ty thủy nông thuộc bộ, UBND các tỉnh thực hiện giao kế hoạch hoặc đặt hàng cho các công ty thuộc tỉnh trên diện tích, biện pháp tưới tiêu, mức thu và các khoản trợ cấp, trợ giá, hỗ trợ tài chính theo quy định.

Nguồn kinh phí hoạt động của các công ty thủy nông chủ yếu là từ NSNN cấp bù khoảng 5.400 tỷ đồng (các đơn vị khác khoảng 1.036 tỷ đồng). Một số DN có nguồn thu từ các hộ gia đình, hộ cá nhân có diện tích vượt hạn điền khoảng 50 tỷ đồng. Ngoài ra, một số DN có nguồn thu khai thác tổng hợp như cung cấp nước thô cho các nhà máy nước, cung cấp nước cho nhà máy thủy điện, xây lắp, tư vấn… khoảng 600 tỷ đồng.

Một số công ty có tỷ trọng doanh thu khai thác tổng hợp lớn hơn doanh thu hoạt động công ích như: Công ty Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) TP. Hồ Chí Minh; Công ty KTCTTL Lạng Sơn; Công ty KTCTTL Bắc Đuống (Bắc Ninh); Công ty KTCTTL Xuân Thủy (Nam Định)…; còn lại phần lớn các công ty có nguồn thu khai thác tổng hợp chiếm tỷ trọng nhỏ, chỉ khoảng vài trăm triệu đến 2 tỷ đồng.

Về kết quả hoạt động kinh doanh, các công ty thủy nông đều có lợi nhuận rất thấp vì kinh phí cấp bù do miễn thu thủy lợi phí mục tiêu là để cho công trình; còn lại lợi nhuận chủ yếu là kết quả kinh doanh của khai thác tổng hợp. Một số DN sử dụng kết quả kinh doanh khai thác tổng hợp để bù đắp cho chi phí hoạt động công ích. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều DN vẫn bị lỗ, nguyên nhân là do khoản kinh phí cấp bù miễn thu thủy lợi phí còn thấp chưa đủ bù đắp chi phí hoạt động công ích của các công ty thủy nông. Ngân sách các địa phương không thực hiện các cơ chế trợ cấp, trợ giá, hỗ trợ tài chính cho các DN.

Mặc dù đã thực hiện chính sách miễn thu thủy lợi phí, nhưng số lao động của các công ty thủy nông vẫn không giảm so với khi chưa thực hiện chính sách mà thậm chí còn tăng lên. Quỹ Hỗ trợ sắp xếp DN đã phải chi ra một khoản kinh phí khá lớn để giải quyết số lao động dôi dư khi thực hiện chính sách miễn thu thủy lợi phí, sau đó lại thực hiện tuyển dụng mới.

Tài sản của các công ty thủy nông là lớn và rất phức tạp, việc đánh giá lại giá trị các tài sản của các công trình thủy lợi lâu nay không được thực hiện, một số tài sản như kênh mương hồ đập, công trình xây đúc và bằng đất, máy bơm 8.000m3/h không phải trích khấu hao mà chỉ phản ánh giá trị hao mòn. Nguồn vốn hoạt động của các công ty thủy nông đều là do nhà nước đầu tư.

Với bức tranh chung như trên, việc sắp xếp lại các công ty này ra sao, mô hình quản lý, hoạt động sau sắp xếp thế nào là bài toán không đơn giản đặt ra với cơ quan quản lý.

Hoàng Văn Phức (Cục Tài chính doanh nghiệp - Bộ Tài chính)

随机为您推荐
版权声明:本站资源均来自互联网,如果侵犯了您的权益请与我们联系,我们将在24小时内删除。

Copyright © 2016 Powered by 【bologna đấu với lecce】Doanh nghiệp nhà nước thủy lợi, thủy nông: Lợi nhuận thấp, tài sản khó đánh giá,Empire777   sitemap

回顶部