【lich thi dau đức】Góp vốn mua nhà: Làm sao để không bị cảnh ấm ức?
“Người mua nhà hãy xuống trực tiếp những dự án trước,ópvốnmuanhàLàmsaođểkhôngbịcảnhấmứlich thi dau đức nơi có cư dân đã sinh sống, ngồi cà phê lân la để hỏi người dân. Như vậy là đã hạn chế được 80% rủi ro rồi.”, lãnh đạo địa ốc Him Lam chia sẻ.
Người mua nhà cần chú ý đến nhiều yếu tố để không bị tiền mất tật mang khi mua nhà ở hình thành trong tương lai - Ảnh: Huyền Châm. |
Nhận định trên được đại diện một doanh nghiệp địa ốc tại TP.HCM đưa ra tại Tọa đàm Nhà ở hình thành trong tương lai – Làm gì để hạn chế rủi ro tổ chức ngày 3/5 tại TP.HCM.
Mua nhà ở hình thành trong tương lai là xu hướng chung của thị trường bất động sản toàn cầu. Tuy nhiên, trên thực tế triển khai dù đã có luật nhưng nhiều chủ đầu tư vẫn “lách” được gây thiệt hại cho người mua nhà.
Cụ thể, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho rằng qua thời gian triển khai việc bán nhà ở hình thành trong tương lai đã lộ ra nhiều vấn đề. Trong đó có việc nhà đầu tư kinh doanh thứ cấp lợi dụng cơ chế ngân hàng cho vay bảo lãnh để đầu tư, tiềm ẩn rủi ro cho thị trường bởi hiện nay ngân hàng cho vay lên tới 70-80% giá trị sản phẩm nhà ở.
“Có những doanh nghiệp là đơn vị bán hàng lừa hàng trăm người, một căn bán cho nhiều người với nhiều thủ đoạn như thay đổi tên dự án, thay đổi chủ đầu tư, làm lại quy hoạch, tăng thêm các tiện ích không có thật, tăng giá so với cam kết… Do đó, bán nhà hình thành tương lai phải kiếm soát chặt chẽ nếu không phần thiệt sẽ rơi vào người tiêu dùng”, Chủ tịch HoREA nhấn mạnh về một trong những rủi ro cho người mua nhà.
Ngoài ra ông Châu cho rằng còn có rủi ro đến từ chính chủ đầu tư. Có những dự án mà chủ đầu tư tới 20 năm vẫn chưa giải tỏa xong, chưa được cấp chủ quyền… Tuy nhiên, ông Châu cũng cho biết trên thị trường lại có những “hàng hiếm” đó là chủ đầu tư uy tín thực hiện xây xong mới bán…
Đề cập đến yếu tố hạn chế rủi ro cho người mua nhà hình thành trong tương lai, các chuyên gia cùng nhấn mạnh vấn đề ngân hàng tham gia bảo lãnh dự án bất động sản.
“Người dân có thể dễ dàng biết được danh sách những ngân hàng được tham gia bảo lãnh dự án bất động sản bởi đã được công bố rộng rãi, có thể thấy ngoại trừ những ngân hàng bị mua 0 đồng, ngân hàng trong diện kiểm soát đặc biệt.”, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc NHNN Chi nhánh TP.HCM cho biết.
Ông Minh cũng nhấn mạnh người mua nhà có quyền yêu cầu chủ đầu tư cung cấp giấy tờ chứng minh dự án có được ngân hàng bảo lãnh hay không khi ký hợp đồng mua nhà. Một trong những yếu tố tạo niềm tin cho khách hàng khi mua nhà ở hình thành trong tương lai đó là dự án đó có ngân hàng bảo lãnh hay không.
“Trên thực tế rất nhiều người mua nhà không biết hoặc xem nhẹ yếu tố trên vốn là quyền sát sườn với mình. Chẳng hạn, khi ngân hàng bảo lãnh dự án tức là bảo lãnh nghĩa vụ giao nhà của chủ đầu tư với khách hàng. Nếu chủ đầu tư không bàn giao nhà theo đúng tiến độ cam kết, ngân hàng sẽ đứng thay chủ đầu tư trả lại khách hàng phần vốn góp cho khách hàng. Nhưng thực tế nhiều người mua nhà chưa nắm được và đòi quyền lợi của mình.”, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc OCB đề cập.
Nhấn mạnh thêm vấn đề này, ông Tùng cho biết không dại gì bảo lãnh cho chủ đầu tư không có năng lực và việc ngân hàng đứng ra bảo lãnh cũng chứng minh giúp khách hàng yên tâm trong việc lựa chọn dự án, chủ đầu tư.
Về phía doanh nghiệp, ông Nguyễn Quang Phúc, Phó TGĐ Him Lam Land cho rằng hiện trên thị trường xuất hiện nhiều doanh nghiệp trẻ có năng lực chế biến những “món ăn” rất ngon. Doanh nghiệp phải nỗ lực để cạnh tranh bởi nếu làm kém thì sẽ tự đào thải. Đối với người mua nhà, ông cho rằng có hai yếu tố khách hàng quan tâm là giấy xác nhận chủ quyền được cấp và bảo lãnh của ngân hàng.
Tuy nhiên ông “mách” người dân khi có định tìm hiểu mua nhà thì cách hiệu quả nhất để tránh rủi ro đó chính là mục sở thị những dự án hiện hữu của chủ đầu tư đã triển khai.
“Theo tôi cách trực quan sinh động nhất liên quan đến tìm hiểu chất lượng dự án của chủ đầu tư là người mua nhà nên nhìn vào lịch sử hoạt động, triển khai dự án của họ. Người mua nhà hãy xuống trực tiếp những dự án trước, nơi có cư dân đã sinh sống, ngồi cà phê lân la để hỏi người dân. Như vậy là đã hạn chế được 80% rủi ro rồi.”, lãnh đạo địa ốc Him Lam chia sẻ.
Bên cạnh đó, đại diện công ty bất động sản LDG cho rằng luật bất động sản đã rõ và điều cần là giám sát thực thi. Và hơn ai hết những người giám sát nên là những người gắn liền quyền lợi với sản phẩm, đó có thể là ngân hàng, là người mua nhà vì với công nghệ thông tin hiện nay sẽ giúp khách hàng dễ dàng tham gia giám sát.
Ngoài ra, vị này còn cho biết doanh nghiệp bất động sản cũng cần làm giống như nhiều ngành khác chẳng hạn như ngành tiêu dùng, cần có quy chế cho doanh nghiệp tự đưa ra tiêu chuẩn. Lúc đó, doanh nghiệp tự dựa vào năng lực thực tế, giá thành… để đưa ra công bố chất lượng sản phẩm, là tham chiếu để chủ đầu tư cam kết với người mua. Theo đó, khách hàng sẽ dễ đánh giá được giá trị sản phẩm, năng lực của doanh nghiệp.
Theo Bizlive