Việc giao quyền điều tra trốn thuế cho cơ quan Thuế giúp nâng cao hiệu quả chống trốn thuế,êmchứcnăngđiềutrathuếNhiềubanngànhsẽgiámsátcơquanThuếnet88 vin gian lận thuế. Ảnh: S.T. Tăng hiệu quả răn đe Có thể nói, hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên ngành của cơ quan quản lý thuế thời gian qua đã có những tác động nhất định nhằm răn đe, ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật thuế. Tuy vậy, trên thực tế, tỷ lệ số người nộp thuế tái phạm cao, tỷ lệ số người nộp thuế bị phát hiện có vi phạm qua thanh tra, kiểm tra lớn cũng chứng tỏ mức độ răn đe của hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế chưa thực sự như mong muốn. Chính vì vậy, để tăng tính răn đe, Bộ Tài chính đã đề xuất bổ sung thêm chức năng điều tra cho cơ quan Thuế. Về bản chất, điều tra thuế là việc cơ quan Thuế thực hiện quyền tố tụng về thuế trong trường hợp người nộp thuế cố tình trốn tránh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước (trốn thuế, gian lận thuế) với mục đích trục lợi. Phạm vi điều tra là các hồ sơ nghi vấn trốn thuế có tính chất liên hoàn, thông đồng (bao gồm cả tham nhũng). Thẩm quyền điều tra là được khám xét không báo trước cho người nộp thuế và được hỏi xét, lấy lời khai của người nộp thuế và đối tượng liên quan. Về phía người nộp thuế được sử dụng luật sư hoặc người đại diện trong quá trình điều tra. “Việc bổ sung quy định này sẽ tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện chiến lược cải cách hệ thống thuế, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế. Các quy định này sẽ mang tính răn đe, ngăn chặn các hành vi trốn thuế, gian lận thuế của một bộ phận tổ chức, cá nhân móc nối với nhau có tính tổ chức với thủ đoạn rất tinh vi”, đại diện Bộ Tài chính kỳ vọng. Theo PGS.TS Lê Xuân Trường, Trưởng khoa Tại chức kiêm giảng viên cao cấp bộ môn Thuế, Học viện Tài chính, việc bổ sung thêm chức năng điều tra cho cơ quan Thuế như đề xuất của Bộ Tài chính là hoàn toàn hợp lý. “Thực tế tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế thời gian qua cho thấy, trong nhiều trường hợp hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế không đạt được hiệu quả mong muốn vì cơ quan Thuế không có thẩm quyền điều tra thuế. Việc chuyển hồ sơ sang cơ quan chức năng khác để điều tra cần những thủ tục nhất định và có độ trễ nhất định về thời gian nên bỏ lỡ mất thời điểm “vàng” để thu thập chứng cứ xác định hành vi cố tình trốn thuế, gian lận thuế. Bởi vậy, đề xuất giao thêm quyền điều tra thuế cho cơ quan Thuế và cơ quan Thuế phải xây dựng một lực lượng chuyên trách về điều tra thuế là một đòi hỏi cấp bách của thực tiễn. Thêm vào đó, các mối quan hệ chứng cứ trong tội phạm thuế rất khác với tội phạm thông thường, do đó, cần có kinh nghiệm và kiến thức đặc biệt để thu thập chứng cứ và đánh giá giá trị của các chứng cứ. Vì lý do này, việc giao quyền điều tra trốn thuế cho cơ quan Thuế giúp nâng cao hiệu quả chống trốn thuế, gian lận thuế”. “Vừa đá bóng, vừa thổi còi”? Khi Bộ Tài chính công bố thông tin muốn bổ sung chức năng điều tra cho cơ quan Thuế, nhiều ý kiến cho rằng, thêm chức năng điều tra sẽ gây ra tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi” trong các cơ quan Thuế, và khi đó áp lực với doanh nghiệp là không nhỏ. Tuy nhiên, theo ông Lê Xuân Trường, cơ quan Thuế là cơ quan trong bộ máy quản lý nhà nước có chức năng tổ chức thực hiện pháp luật thuế. Theo đó, cùng với các hoạt động tuyên truyền, giải thích, hướng dẫn pháp luật thuế cho người nộp thuế thì cơ quan thuế còn có trách nhiệm xác định xem người nộp thuế có thực hiện đúng pháp luật thuế không, có vi phạm pháp luật thuế không. Với vị trí và chức năng như vậy, người nộp thuế chính là người “đá bóng” với các hoạt động cụ thể là đăng ký thuế, kê khai thuế, tính thuế, nộp thuế… Cơ quan Thuế không phải là người “đá bóng” mà là người “cầm còi”. “Doanh nghiệp không nên lo lắng việc sẽ bị cơ quan Thuế “làm khó” bởi còn có một bộ máy kiểm tra, giám sát để xem cơ quan Thuế có “cầm còi” đúng luật không. Đó là các cơ quan Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ Tài chính, cơ quan Công an… Việc cơ quan Thuế có chức năng điều tra không gây khó dễ gì cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà ngược lại nó tạo ra một tiền đề để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được công bằng do tạo ra điều kiện thuận lợi để cơ quan thuế phát hiện các hành vi gian lận thuế, từ đó, phát hiện và xử lý các hành vi gian lận thuế, đảm bảo công bằng cho những doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật”, ông Trường nhận định. Để thực hiện chức năng điều tra thuế, Bộ Tài chính cũng đề xuất xây dựng lực lượng chuyên trách phục vụ công tác điều tra thuế. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý sẽ xây dựng cơ sở dữ liệu, áp dụng biện pháp nghiệp vụ trong việc ngăn chặn vi phạm pháp luật thuế, trốn thuế, thu thập thông tin trong nước và ngoài nước liên quan để chủ động ngăn chặn vi phạm pháp luật thuế, trốn thuế. Cơ quan Thuế cũng sẽ có nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan hữu quan bảo vệ bí mật về người cung cấp thông tin vi phạm pháp luật thuế, trốn thuế của người nộp thuế. Theo Bộ Tài chính, khi thêm chức năng nhiệm vụ điều tra, cơ quan Thuế sẽ có thêm thẩm quyền trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống và ngăn chặn vi phạm pháp luật thuế, trốn thuế. Đáng chú ý, khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật về thuế đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì cơ quan Thuế, công chức thuế có thẩm quyền khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện các hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự và pháp luật tổ chức điều tra hình sự. Như vậy, cùng với việc tăng thẩm quyền, cán bộ công chức thuế cũng sẽ phải bồi dưỡng kiến thức, được đào tạo thêm một số chức năng nhiệm vụ liên quan đến pháp luật tố tụng hình sự và pháp luật tổ chức điều tra hình sự. PGS.TS Lê Xuân Trường: “ Khi được bổ sung thêm chức năng điều tra, điều đầu tiên phải lựa chọn những công chức có năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp tốt, có khả năng phát triển trong số công chức thanh tra, kiểm tra thuế và các bộ phận khác ở cơ quan Thuế để bố trí làm công tác điều tra thuế. Phải đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về nghiệp vụ điều tra thuế cho công chức, trong đó cần đặc biệt chú ý bồi dưỡng pháp luật về tố tụng và kiến thức, phương pháp và kỹ năng điều tra đặc thù. Phương pháp đào tạo cần gắn với yêu cầu thực tiễn quản lý và yêu cầu của bối cảnh mới, điều kiện mới, đặc điểm mới của hoạt động sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và internet. Quan trọng không kém đó là cần có phương pháp kiểm tra, đánh giá khách quan để đánh giá đúng năng lực của cán bộ được lựa chọn và đánh giá kết quả tiếp thu nghiệp vụ của cán bộ đã tham gia đào tạo, bồi dưỡng. Đồng thời phải xây dựng và hoàn thiện quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều tra viên thuế, các quy định về thực thi công vụ của điều tra viên thuế, chế độ đãi ngộ phù hợp và kỷ luật nghiêm minh". |
|