Doanh nghiệp thực phẩm,ìsaodoanhnghiệpngànhthựcphẩmkhẩncầuThủtướtijuana – necaxa đồ uống chuyển đổi và thích ứng nhanh |
Quy định tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm khiến các doanh nghiệp sản xuất bị ảnh hưởng. Ảnh: T.H |
Theo phản ánh của các doanh nghiệp, tại Nghị định 09/2016/NĐ-09 ngày 28/1/2016 (Nghị định 09) về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm quy định tại điểm a khoản 1 điều 6 ghi rõ: “Muối…, dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường I-ốt” (áp dụng từ ngày 15/3/2017) và điểm b khoản 1 Điều 6 “Bột mỳ dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường sắt và kẽm” ” (có hiệu lực áp dụng từ ngày 15/3/2018).
Thời gian qua, các quy định này đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, làm tăng nhiều chi phí và tăng vấn nạn cạnh tranh không bình đẳng giữa các doanh nghiệp nhưng lại không hiệu quả, không phù hợp với nguyên tắc quản lý rủi ro và thông lệ quốc tế cũng như dẫn đến nguy cơ tổn hại sức khỏe cho một bộ phận người Việt Nam.
Ngay sau khi Nghị định 09 ban hành, các hiệp hội ngành thực phẩm đã liên tục có nhiều kiến nghị lên Chính phủ, Bộ Y tế với mong muốn kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp.
Để tháo gỡ, Bộ Y tế đã ban hành công văn 6134/BYT-PC thực hiện ý kiến kết luận của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chỉ kiểm tra các doanh nghiệp sản xuất muối I-ốt, không kiểm tra các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm có sử dụng muối I-ốt.
Tuy nhiên, về cơ bản, văn bản 6134 chỉ tháo gỡ cho doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm ở khâu kiểm tra, còn bản chất quy phạm pháp luật của Nghị định 09 vẫn còn nguyên, chưa giải quyết được triệt để các kiến nghị của các hiệp hội, doanh nghiệp về những khó khăn, bất cập mà doanh nghiệp ngành đang từng ngày đối mặt.
Ngày 15/5/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 19-2018); trong đó, tại điểm b khoản 15 Mục III Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Y tế “Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Nghị định số 09/2016/NĐ-CP ngày 2 28 tháng 1 năm 2016 của Chính phủ về tăng cường vi chất dinh dưỡng trong thực phẩm theo hướng: Bãi bỏ quy định “muối dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường I-ốt” tại điểm a khoản 1 Điều 6; bãi bỏ quy định “Bột mì dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường sắt và kẽm” tại điểm b khoản 1 Điều 6. Thay vào đó, chỉ nên khuyến khích doanh nghiệp chế biến thực phẩm sử dụng”.
Tuy nhiên, đến nay các doanh nghiệp vẫn chưa thấy Nghị định 09 được sửa đổi nội dung quan trọng trên. Thay vào đó là việc thường xuyên tổ chức lấy ý kiến các bên liên quan để báo cáo Chính phủ quyết định.
Mới đây nhất, ngày 14/9/2021, Bộ Y tế lại ban hành văn bản số 7658/BYT-PC gửi các hiệp hội, doanh nghiệp thực phẩm và tiếp tục yêu cầu doanh nghiệp thực hiện nghiêm Nghị định 09.
Đại diện 5 hiệp hội cho rằng, động thái trên thể hiện Bộ Y tế không thay đổi quan điểm về việc bắt buộc các doanh nghiệp chế biến thực phẩm phải bổ sung vi chất, đi ngược lại tinh thần chung của Chính phủ trong việc “đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển”, cũng như đi ngược lại Nghị quyết của Chính phủ.
Đặc biệt, gần đây nhất, Bộ Y tế đang tiến hành xây dựng và lấy ý kiến góp ý Dự thảo Kế hoạch tăng cường thực thi Nghị định 09. Điều này khiến các doanh nghiệp ngành Chế biến thực phẩm băn khoăn và lo lắng, nhất là trong bối cảnh doanh nghiệp đang nỗ lực hồi phục sau những tác động mạnh mẽ từ đại dịch Covid - 19.
Theo các doanh nghiệp, để cải thiện sức khỏe và thể chất cần có chương trình quốc gia giáo dục dinh dưỡng trong trường học và các cộng đồng bà nội trợ, tuyên truyền để người dân chủ động tăng cường bổ sung và sử dụng các thực phẩm giàu I-ốt, kẽm, sắt trong các bữa ăn hàng ngày và lồng ghép vào các chương trình quốc gia khác.
Việc bổ sung vi chất cần được thực hiện một cách phù hợp, trên nguyên tắc quản lý rủi ro, vừa đảm bảo sức khỏe cho người dân, giảm tỷ lệ bệnh và thể chất yếu do thừa hoặc thiếu vi chất, đồng thời không gây khó khăn cho các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm nói riêng và sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung.
Với những bất cập nêu trên, các doanh nghiệp chế biến thực phẩm kiến nghị Thủ tướng, Chính phủ xem xét, chỉ đạo Bộ Y tế khẩn trương sửa đổi Nghị định 09 theo đúng tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết 19/2018/NQ-CP đã ban hành.
Theo đó, chỉ bắt buộc muối dùng trong nấu ăn hàng ngày và các gia vị dạng rắn như hạt nêm, viên súp gia vị,… phải bổ sung I-ốt và khuyến khích doanh nghiệp chế biến thực phẩm bổ sung thêm vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm thay vì yêu cầu bắt buộc, theo đúng tinh thần Nghị quyết 19/2018...
5 hiệp hội doanh nghiệp, gồm: Hiệp hội Thực phẩm Minh Bạch (AFT), Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP), Hội Lương thực thực phẩm TP.Hồ Chí Minh (FFA), Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao và Hiệp hội Nước mắm Phú Quốc. |