欢迎来到Empire777

Empire777

【kết quả thụy điển hôm nay】An toàn vệ sinh thực phẩm: Cơ quan quản lý ở đâu?

时间:2025-01-10 17:08:51 出处:Thể thao阅读(143)

Thực phẩm “bẩn” tràn lan

Thông tin bún,ànvệsinhthựcphẩmCơquanquảnlýởđâkết quả thụy điển hôm nay bánh canh, bánh phở, bánh cuốn, bánh ướt …ở thành phố Hồ Chí Minh nhiễm chất tẩy trắng huỳnh quang cực độc tinopal khiến người tiêu dùng hoang mang, lo lắng. Điều đáng nói là thông tin chấn động này được đưa ra từ Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) chứ không phải là các cơ quan quản lý như Chi Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm hay Sở Công thương – nơi chịu trách nhiệm cấp giấy phép, quản lý những cơ sở sản xuất bún.

Trước đó, một số cơ sở sản xuất bún trên địa bàn TP.HCM bị phát hiện tái chế bún thiu cũng do một cơ quan báo chí điều tra và công bố.

Thực phẩm cần được quản lý chặt chẽ hơn.Ảnh: Đ.T

Tạp chí Health+ phối hợp với Trung tâm Kiểm nghiệm và Hợp chuẩn vừa báo động 90% nước uống đường phố tại Hà Nội gồm trà chanh, nước mía, nước ngô, trà đá, nước nhân trần, nước vối bị nhiễm khuẩn và kim loại nặng vượt mức cho phép nhiều lần.

Điểm qua vài sự việc này đã có thể thấy rằng vai trò của cơ quan chức năng đang bị mờ nhạt trước “cơn lốc” thực phẩm nhiễm hóa chất, mất an toàn hiện nay.

Ai chịu trách nhiệm?

Có một thực tế là sau mỗi vụ ngộ độc tập thể hay công bố thực phẩm nhiễm bẩn của một tổ chức xã hội nào đó thì các cơ quan quản lý lại bắt đầu vào cuộc kiểm tra, lấy mẫu, xử phạt và lên tiếng.

Như chuyện bún “phát sáng”, sau khi Vinastas công bố rộng rãi, Sở Công thương TP.HCM mới phối hợp với Sở Y tế tổ chức một cuộc họp nhằm làm sáng tỏ thông tin. Tại cuộc họp này, đại diện của Sở Y tế cho rằng, việc lấy mẫu xét nghiệm của Vinastas là chưa thuyết phục. Theo đại diện Sở Công thương, Vinastas công bố kết quả bún, bánh nhiễm tinopal cũng như tên các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm này là không đúng luật. Còn về phía Vinastas thì cho rằng họ làm đúng quy trình và chức năng của hội.

Chưa biết tranh cãi này đi đến đâu, nhưng thực tế cho thấy thực phẩm bẩn, độc hại do nhiễm hóa chất được cảnh báo nhiều năm qua nhưng đến nay vẫn không thể kiểm soát nổi.

Câu hỏi đặt ra là vì sao các cơ quan quản lý không xử lý triệt để được tình trạng này?

Đại diện của Vinastas nhận định, việc quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm ở nước ta hiện nay rất không hợp lý.

Vấn đề mấu chốt nhất hiện nay là, chúng ta có nhiều cơ quan cùng quản lý an toàn thực phẩm như: Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế… nhưng không có cơ quan nào nhận trách nhiệm cao nhất nên rất rối.

Theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới như: Mỹ, Nhật Bản cơ quan vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc bộ y tế phải chịu trách nhiệm chính về an toàn thực phẩm. Khi bộ y tế phát hiện có vi phạm, truy căn nguyên nằm ở khâu nào thì yêu cầu cơ quan quản lý khâu đó chấn chỉnh.

Còn tại Việt Nam, Luật An toàn vệ sinh thực phẩm đã được ban hành, quy định chức năng nhiệm vụ của các cơ quan quản lý trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm đã có, song khi không quy được trách nhiệm thì mọi quy định cũng trở thành “quả bóng” để các cơ quan chức năng sút qua, đá lại.

Và người tiêu dùng chỉ còn cách tiếp tục làm “người tiêu dùng thông thái”./.

Trung Ninh

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: