【kết quả hạng 2 nhật bản】Nghỉ hè và nỗi lo con trẻ

Là nhân viên công sở và có 2 con đang học mẫu giáo, vkết quả hạng 2 nhật bản tiểu học nên trước khi nghỉ hè, chị Nguyễn Thị Hòa ở phường Tân Phú, thành phố Đồng Xoài đã sắp xếp tìm chỗ gửi con. “Hè đến, tôi lo lắng nên đi dò la khắp nơi, nghe giới thiệu chỗ có uy tín mới dám gửi con nhưng không phải nơi nào cũng nhận. Khi đặt vấn đề gửi con 1 tuần, họ tìm cách từ chối, vì thời gian ngắn và trẻ lạ chỗ hay khóc, ảnh hưởng đến các bé khác. Còn bé lớn thì không có lớp nào phù hợp, do các lớp năng khiếu chỉ dạy theo giờ, trong khi vợ chồng tôi làm giờ hành chính, không thể đưa rước đúng giờ. Nhốt con trong nhà hôm nào là hôm đó không thể tập trung làm việc được vì có quá nhiều nỗi lo”.

Thiếu nhi tham gia một lớp học bơi ở thành phố Đồng Xoài

Cha mẹ hai bên nội ngoại của chị Hòa đều ở xa và đã lớn tuổi nên hè không thể vào trông cháu giúp. Chị Hòa chia sẻ: “Hè đến, thấy người ta cho con đi du lịch, khám phá đó đây tôi cũng thích. Nhưng đi một chuyến ngắn ngày là hết cả tháng lương, gia đình lấy gì chi tiêu? Còn gửi con về quê ư? Ông bà già cả rồi, mắt không còn sáng thì sao trông được lũ trẻ, chưa kể ở quê nhà nào cũng có ao. Xưa giờ ai cũng nói về quê cho con được sống đúng với tuổi thơ nhưng làng quê bây giờ khác xa lúc trước nên tôi thấy không an tâm”.

Không gửi con được, vợ chồng chị Hòa mỗi người đành phải đem một đứa lên cơ quan. Để con ngồi yên, chị phải đưa chiếc điện thoại thông minh cho bé chơi game. Đồng nghiệp cơ quan nhiều người thông cảm nhưng chị Hòa vẫn cảm thấy ái ngại.

Mùa hè đến, cha mẹ làm công sở lo lắng vì không có thời gian chăm con thì ở nông thôn các bậc phụ huynh cũng có nỗi lo riêng. Chị Ngô Tú Anh ở xã Đắk Ơ (Bù Gia Mập) cho biết: Hè con được nghỉ nên tôi phải mang cả 2 đứa nhỏ đi cạo mủ trên lô cao su. Buổi sáng đi sớm nên khi vào vườn các con thường ngủ gật và bị muỗi đốt. Đến trưa lúc tôi tranh thủ dọn vườn thì các con chạy chơi ở suối cuối rẫy. Mấy ngày nay trời mưa to liên tục nên nước chảy xiết, chồng tôi thấy vậy rất lo lắng và không cho đi rẫy nữa. Từ khi các con nghỉ ở nhà tôi cũng nghỉ việc, lo nội trợ và chăm con. Vậy là nhà tôi phải cắt giảm chi tiêu vì chỉ có một người đi làm.

Đáp ứng nhu cầu của phụ huynh, hè đến, Trung tâm Hoạt động thanh thiếu nhi tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố đều chiêu sinh lớp năng khiếu và bán trú. Các trường mầm non công lập, tư thục tổ chức dạy hè cho các cháu. Học sinh THCS và THPT tham gia các lớp học thêm, năng khiếu. Chị Hồ Kim Cúc, phường Tân Thiện (Đồng Xoài) chia sẻ: Đứa nhỏ tôi cho học bán trú ở trường mầm non tư thục mỗi tháng khoảng gần 2 triệu đồng, con lớn cũng vậy. Ngoài ra, tôi còn đăng ký cho bé lớn tham gia chương trình ngoại khóa 7 ngày với giá hơn 2 triệu đồng. Tôi chọn gói này vì các cháu vừa chơi vừa học, rèn luyện kỹ năng sống. Tuy nhiên, mức học phí so với thu nhập là công nhân viên của vợ chồng tôi hơi cao nên con em của công nhân hay lao động phổ thông rất khó có điều kiện tham gia lớp học hè.

Thời điểm này, Bình Phước bắt đầu mùa mưa, thêm vào đó truyền thông luôn cảnh báo về tình trạng đuối nước nên các bậc phụ huynh rất lo lắng. Đáp ứng nhu cầu của phụ huynh, nghỉ hè là dịp lớp bơi “nở rộ”. Các hồ bơi tại thành phố Đồng Xoài vào thời điểm cuối tuần thường kín người. Chị Phan Nhã Phương, phường Tân Xuân (Đồng Xoài) cho hay: Tôi đăng ký cho con khóa bơi 1 triệu đồng/tháng, thầy dạy nói: “Sẽ bao biết bơi”. Thế nhưng mới học 1 ngày tôi quyết định cho con nghỉ, do hồ bơi quá đông người, thầy không thể quản lý hết các em. Trong khi đó, con trẻ lại hiếu động, thấy nước rất ham thích nên dễ xảy ra những tình huống nguy hiểm. Tôi sẽ cho con đi học bơi vào thời điểm khác thuận tiện hơn.

Cha mẹ không tìm được chỗ chơi hè an toàn, lành mạnh, bổ ích cho con nên hơn tuần nay em N.Đ.T (học sinh lớp 3) được gửi đến lớp dạy hè của cô giáo chủ nhiệm năm học vừa qua. Theo em T, lớp học của cô gồm nhiều lứa tuổi, nhiều lớp nên đến giờ học mỗi em học một kiểu. Buổi trưa, cô nấu cho ăn rồi ngủ tại nhà, chiều phụ huynh đến đón. “Mặc dù không thích nhưng con không thể cãi lời cha mẹ. Nghỉ hè con muốn được vui chơi thỏa thích nhưng mẹ con nói không có thời gian giám sát, về quê ông bà không trông được. Buổi chiều đi học về con muốn đạp xe quanh xóm cùng bạn bè nhưng mẹ con cũng hạn chế, vì ra đường xe cộ đông. Ba mẹ con lúc nào cũng bận rộn, rất ít có thời gian nói chuyện và chơi cùng con nên hè đến với con chỉ quanh quẩn đi học thêm và ở nhà một mình” - em T nói. 

Phương Dung