【kết quả bóng đá indo hôm nay】Tổ chức Phóng viên không biên giới và những chiêu trò chống phá

作者:Ngoại Hạng Anh 来源:La liga 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 00:04:50 评论数:

Bảng xếp hạng quy chụp,ổchứcPhóngviênkhôngbiêngiớivànhữngchiêutròchốngphákết quả bóng đá indo hôm nay phi khoa học

RSF xếp thứ hạng của Việt Nam tiếp tục ở nhóm cuối và “đang thuộc nhóm các quốc gia cần nâng mức độ cảnh báo cao về tình hình tự do báo chí". RSF cũng đưa ra "khuyến cáo" các nước cần đề nghị Việt Nam có lộ trình cải thiện tình hình “tự do báo chí" như một điều kiện bắt buộc nếu muốn tham gia vào các lĩnh vực mà họ có thế mạnh.

Tuy nhiên, những nhận định của RSF hoàn toàn phiến diện, quy chụp. Tổ chức này không đưa ra được bất cứ bằng chứng có tính xác thực nào thích ứng với các tiêu chí được họ đưa ra, vẫn chỉ là những quy kết vô căn cứ như nhiều năm trước. Đối tượng được họ tiếp cận để công bố thông tin thường chỉ là một nhóm người có những bất đồng với nhà nước sở tại về quan điểm, đường lối hoạt động báo chí hoặc những người đã và đang bị bắt, xử lý vì hành vi vi phạm liên quan. Đó cũng là lý do khiến các bảng thông báo của RSF ít gây sự chú ý tốt và bị đánh giá là “bổn cũ soạn lại” chứ không phải đưa ra những chỉ số khách quan, trung thực. Tất cả chỉ là những dữ liệu mang tính suy đoán, sai lệch.

Trong khi đó, thực tế đời sống báo chí, tự do báo chí tại Việt Nam đang phản ánh những bước tiến đáng ghi nhận. Nước ta đã và đang tham gia, nghiêm túc thực hiện các cam kết về vấn đề tự do ngôn luận, tự do báo chí theo Hiến chương Liên Hợp Quốc và các nghị định, hiệp ước quốc tế.

Việt Nam luôn chủ động, sáng tạo và đầy trách nhiệm trong việc cụ thể hóa quyền tự do ngôn luận nói chung và quyền tự do báo chí nói riêng bằng các văn bản pháp lý. Tại Điều 25 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Tại Việt Nam, báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, là diễn đàn của nhân dân. Đảng, Nhà nước luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để quyền tự do báo chí được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Ở Việt Nam, mọi người dân được thoải mái tham gia các mạng xã hội như Facebook, Youtube, Twitter, Tiktok,... mà không có sự cản trở nào. Mỗi người được tiếp cận các nguồn thông tin một cách đa chiều và khách quan, được bày tỏ quan điểm của mình trên các nền tảng thông tin truyền thông. Lợi dụng sự "thoải mái" này, không ít cá nhân đã đưa các thông tin sai sự thật lên mạng xã hội, gây hoang mang trong dư luận và quần chúng nhân dân. Trong đó, có những kẻ gây phương hại cho an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, vi phạm luật pháp Việt Nam. Những trường hợp như thế đều phải bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Nâng cao cảnh giác, kiên quyết đấu tranh

Thực chất, RSF và nhiều tổ chức “dân chủ”, "nhân quyền” khác đều nhằm mục đích khuấy đảo nền chính trị của các quốc gia trên thế giới, trong đó, có Việt Nam. Các tổ chức này tự cho mình là tiếng nói toàn cầu, đánh giá và “hạ bệ” các nước không theo phương Tây hoặc có chiều hướng đối lập về tư tưởng.

Thông qua các bảng xếp hạng hàng năm, các thế lực thù địch triệt để sử dụng chiêu trò “nội công, ngoại kích”. Một mặt, chúng tuyển lựa, đào tạo, hỗ trợ các “con buôn dân chủ” trong nước tiến hành những hoạt động công kích Đảng, Nhà nước dưới vỏ bọc “nhà báo tự do”, "phóng viên tự do”. Mặt khác, các thế lực bên ngoài thường xuyên rêu rao về tính tuyệt đối của quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, kích động các giá trị "dân chủ, nhân quyền" cao hơn "chủ quyền”; đồng thời, gây sức ép, đưa ra các báo cáo, xếp hạng với nội dung sai sự thật về tình hình tự do báo chí ở Việt Nam; vu khống Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Việc xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền của Việt Nam nói chung và thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí nói riêng không phải là mới. Đây là kịch bản cũ thường xuyên được các cá nhân, tổ chức chống đối thực hiện nhằm tìm mọi cách can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta. Thực chất đây là một thủ đoạn trong "cuộc chiến" trên mặt trận tư tưởng mà các thế lực thù địch triệt để lợi dụng, nhất là trong bối cảnh bùng nổ thông tin.

Hiện nay, nhiều tờ báo, đài ở nước ngoài chống phá Việt Nam vẫn duy trì hoạt động. Cùng với đó, nhiều tổ chức, cá nhân thù địch còn lập ra hàng ngàn trang web để lan truyền thông tin sai trái, độc hại; mỗi ngày, có hàng trăm bài viết, hình ảnh, video xuyên tạc, bóp méo, bôi đen về tình hình chính trị, KT-XH của Việt Nam. Đặc biệt, thời gian gần đây, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội còn sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) ChatGPT để tạo ra các bài viết, hình ảnh xuyên tạc, sau đó, chúng lợi dụng các nhóm trên mạng xã hội để lan truyền thông tin xấu, độc. Đây là thủ đoạn rất nguy hiểm mà cơ quan chức năng cần có biện pháp ngăn chặn và người dân cần nâng cao cảnh giác.

Trước thực tế trên, mỗi cán bộ, đảng viên cần nhận diện rõ âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch để tuyên truyền, giải thích cho người thân và nhân dân hiểu rõ bản chất sự việc. Từ đó, hình thành thói quen, chọn lọc, phân tích mỗi khi tiếp nhận thông tin, không để bị lợi dụng trở thành “cái loa” của các thế lực thù địch./.

Huyền Linh

最近更新