Bộ Công Thương đang tăng cường kiểm tra,ăngcườngxửlviphạmcủathươngnhnnướcngoitrongthumuanngsảtrận đấu atalanta gặp juventus kiểm soát để kịp thời xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động thu mua nông sản của thương nhân nước ngoài tại các địa phương. Bộ Công Thương cho biết: Hiện thương nhân nước ngoài vào Việt Nam tiến hành hoạt động thu mua nông sản, thủy sản đang diễn biến phức tạp. Cùng với việc góp phần tiêu thụ, giải quyết đầu ra đối với một số hàng hóa là sản phẩm nông nghiệp, nhất là những nông sản có sản lượng lớn và thời vụ thu hoạch ngắn, không ít trường hợp hoạt động trái pháp luật đã tác động không nhỏ (thậm chí phá vỡ) các quy hoạch vùng nguyên liệu và công nghiệp chế biến, gây bất ổn thị trường, gây thiệt hại cho người sản xuất cũng như ảnh hưởng đến an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tại các địa phương… Để giải quyết tình trạng này, Bộ Công Thương đang tăng cường kiểm tra, kiểm soát để kịp thời xử lý các hành vi vi phạm hoạt động thu mua nông sản của thương nhân nước ngoài tại các địa phương; trong đó tập trung tại các địa bàn địa bàn trọng điểm như vùng đồng bằng Trung du Bắc Bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Bộ sẽ sớm xây dựng và ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 90/2007/NĐ-CP ngày 31/5/2007 của Chính phủ quy định về quyền xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam; xây dựng cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam để làm cơ sở cho lực lượng chức năng thực hiện công tác quản lý, hậu kiểm sau cấp phép. Trong thời gian tới, Bộ sẽ tổ chức Hội nghị tại 3 vùng Đồng bằng Trung du Bắc bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long và Tây Nguyên Nam Trung Bộ để triển khai công tác tuyên truyển, phổ biến pháp luật có liên quan quy định về hoạt động của thương nhân nước ngoài. Song song với việc tăng cường xử lý các hành vi vi phạm về thu mua nông sản, để thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm nông sản, thủy sản cho nông dân, Bộ Công Thương sẽ sớm xây dựng chương trình xúc tiến thương mại phù hợp để xuất khẩu hàng hóa ra các thị trường nước ngoài, tăng cường tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định các mặt hàng nông sản, thủy sản của Việt Nam và cung cấp các thông tin, nhu cầu của đối tác để giúp các thương nhân Việt Nam thực hiện ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa theo quy định của pháp luật. Cùng đó, Bộ tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, tổ chức hệ thống phân phối từ vùng sản xuất đến các khu vực cửa khẩu và xuất khẩu hàng nông sản, thủy sản qua biên giới; tăng cường công tác nắm tình hình hoạt động xuất khẩu hàng nông sản, thủy sản qua các cửa khẩu, đường mòn, lối mở ở khu vực biên giới trên đất liền để kịp thời cung cấp thông tin khi có hiện tượng bất thường cũng như đề xuất các các cơ chế điều hành, quản lý cần thiết để kiểm soát hiệu quả hơn hoạt động xuất nhập khẩu qua biên giới. Ngoài ra, Bộ sẽ tăng cường phối hợp với các tổng công ty, hiệp hội ngành nghề và các doanh nghiệp có biện pháp thúc đẩy xuất khẩu đối với hàng nông sản; phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xây dựng đề án ‘Đổi mới phương thức tổ chức kinh doanh nông sản" nhằm mục đích phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững. Nguồn: DCSVNOL |