Tư vấn,Hxem xem bóng đá trực tuyến hỗ trợ kiến thức dự phòng lây nhiễm H cho phụ nữ mang thai Chủ động dự phòng Mỗi năm trên địa bàn tỉnh có khoảng 18.000 -20.000 trường hợp phụ nữ xét nghiệm “H”; trong đó, tỷ lệ PNMT được tư vấn xét nghiệm “H” khoảng 90%. Tỷ lệ PNMT nhiễm “H” và con của họ được dự phòng sớm bằng thuốc ARV đạt 70%, tỷ lệ trẻ sinh từ PNMT nhiễm “H” được chăm sóc và quản lý cho đến khi khẳng định tình trạng nhiễm “H” đạt 100% so với kế hoạch. Trong 6 tháng đầu năm 2017, số xét nghiệm “H” ở PNMT là 12.829 trường hợp. Có 2 trường hợp PNMT nhiễm “H” được chẩn đoán, điều trị dự phòng LTMC sớm nên trẻ sinh ra đều âm tính với "H". Kết quả trên là do Thừa Thiên Huế đẩy mạnh công tác truyền thông, cung cấp các dịch vụ tư vấn xét nghiệm tự nguyện cho PNMT. Nếu phụ nữ nhiễm “H” muốn mang thai được tư vấn và thăm khám hàng tháng ở các cơ sở y tế chuyên khoa để được cung cấp các dịch vụ, uống thuốc kháng vi rút (ARV) dự phòng LTMC; đồng thời, hỗ trợ các biện pháp chăm sóc thích hợp trong quá trình chuyển dạ và sinh nở. Bác sĩ Đoàn Chí Hiền, Trưởng khoa Truyền thông, Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh (TTPC HIV) tỉnh cho biết, lâu nay chương trình dự phòng LTMC triển khai hàng năm. TTPC HIV tỉnh quảng bá, giới thiệu các địa chỉ cung cấp can thiệp dự phòng LTMC tại địa phương. Phương thức triển khai linh hoạt với các hình thức phù hợp với từng địa phương, như truyền thông đại chúng, tuyên truyền trên hệ thống đài phát thanh, nói chuyện tư vấn, thăm hộ gia đình, thảo luận nhóm, tổ chức tư vấn các xã, phường, thôn bản; đẩy mạnh hoạt động tư vấn, xét nghiệm “H” tự nguyện miễn phí cho PNMT và xét nghiệm ngay lần đầu khi PNMT đến khám tại các cơ sở y tế… Với những phụ nữ nhiễm “H” khi muốn mang thai được giới thiệu gói dịch vụ dự phòng LTMC, gồm chăm sóc, điều trị bằng thuốc ARV cho phụ nữ đó và con của họ sau khi sinh thực hành sản khoa an toàn, tư vấn hỗ trợ PNMT nhiễm “H” và các lựa chọn nuôi dưỡng trẻ sơ sinh. Vướng mắc LTMC là 1 trong 3 con đường chính làm lây truyền “H” với nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con là 25-40%. Nếu bà mẹ được chẩn đoán sớm và điều trị hiệu quả thì tỉ lệ lây truyền từ mẹ sang con chỉ còn 2-6%, thậm chí là 0%. Do vậy, dự phòng LTMC là một trong những giải pháp quan trọng góp phần giảm đáng kể tỷ lệ trẻ sinh ra bị lây nhiễm “H” từ mẹ. Theo số liệu ở Trung tâm PC HIV tỉnh, bình quân mỗi năm trên địa bàn tỉnh có khoảng 10 phụ nữ nhiễm “H” mang thai được tư vấn và điều trị dự phòng LTMC. Song, hiện vẫn còn không ít phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ hoặc PNMT có thể chưa biết tình trạng nhiễm “H” của bản thân nên không tiếp cận được các dịch vụ dự phòng LTMC sớm, nhất là phụ nữ đi làm ăn xa, tự do, thường phát hiện lúc chuyển dạ. Do đó, ảnh hưởng đến hiệu quả của việc điều trị dự phòng LTMC. Ngoài ra, ngân sách chương trình hạn chế nên sinh phẩm để xét nghiệm “H” ở PNMT không đáp ứng theo nhu cầu thực tế, chỉ miễn phí cho các trường hợp nghèo, khó khăn, đối tượng có nguy cơ cao. Mặt khác, việc xét nghiệm “H” cho PNMT bằng nguồn BHYT theo Thông tư 15/2015/TT-BYT về Hướng dẫn thực hiện khám bệnh, chữa bệnh BHYT đối với người nhiễm “H” và người sử dụng các dịch vụ y tế liên quan đến “H” chưa được áp dụng mạnh mẽ tại các cơ sở y tế. Theo Thạc sĩ, bác sĩ Trần Thị Ngọc, Giám đốc TTPC HIV tỉnh, năm 2017, Thừa Thiên Huế phấn đấu bảo đảm thực hiện các mục tiêu: 60% phụ nữ mang thai được tư vấn xét nghiệm HIV; 90% số phụ nữ mang thai nhiễm HIV được điều trị ARV; 60% phụ nữ mang thai nhiễm HIV và con của họ được dự phòng sớm bằng thuốc ARV… Để đạt mục tiêu trên, Thừa Thiên Huế tập trung thực hiện đồng bộ các hoạt động, như tăng cường sự phối hợp liên ngành các cấp, các địa phương trong các hoạt động liên quan đến chương trình dự phòng LTMC; đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông, cung cấp các dịch vụ can thiệp phòng LTMC nhằm tăng cường cung cấp dịch vụ tư vấn xét nghiệm “H” cho các thai phụ đến khám tại các cơ sở y tế; cung cấp sinh phẩm xét nghiệm, thuốc ARV, quản lý thai sản, sinh nở cho phụ nữ nhiễm HIV… Bài, ảnh: Minh Văn |