| Mặt cầu Thăng Long đang được sửa ra sao?ĐổmẻbêtôngcuốicùngsửamặtcầuThăgiải vô địch thuỵ điển |
| Việc sửa chữa cầu Thăng Long đang được triển khai như thế nào? |
| Sửa cầu Thăng Long: Loạn thông tin về chuyên gia Trung Quốc |
|
Ô cuối cùng đổ bê tông siêu tính năng (UHPC) của mặt cầu Thăng Long được thi công trong sáng 9/12. Việc thi công bê tông UHPC được thực hiện trong phạm vi có mái che để không chịu ảnh hưởng của thời tiết (đặc biệt là trời mưa), nhằm đảm bảo sự ổn định của lớp bê tông và tiến độ dự án. |
Sau gần 4 tháng thi công, tới nay dự án sửa chữa mặt tầng 2 cầu Thăng Long đã đạt tiến độ giải ngân khoảng 80%. Với mẻ bê tông UHPC cuối cùng được thi công xong trong sáng 9/12, toàn bộ mặt cầu này đã được phủ xong lớp bê tông.
Cùng ngày, các nhà thầu bắt đầu thi công phủ lớp bê tông nhựa tạo nhám (dày 4cm) lên phía trên lớp bê tông UHPC.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ (Bộ GTVT) cho biết, cầu Thăng Long đưa vào sử dụng từ năm 1985, năm 2009 được sửa chữa lớn. Tuy nhiên, sau lần sửa chữa năm 2009, mặt cầu Thăng Long vẫn liên tục hư hỏng không khắc phục được triệt để, ảnh hưởng an toàn giao thông và gây bức xúc dư luận.
Do đó, Tổng cục Đường bộ được Bộ GTVT giao tìm giải pháp công nghệ để sửa chữa triệt để hư hỏng mặt cầu Thăng Long. Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm các nước, công nghệ được chọn là sử dụng đinh neo hàn vào bản thép, đổ bê tông siêu tính năng có cốt sợi thép phân tán.
Theo ông Thắng, tới nay tiến độ thi công sửa mặt cầu Thăng Long đang được kiểm soát tốt, giải ngân đạt 80% khối lượng. Dự kiến, việc thi công lớp bê tông nhựa tạo nhám sẽ kéo dài khoảng 1 tuần, tới ngày 20-22/12 sẽ xong cơ bản các hạng mục chính. Ngay sau đó, các nhà thầu sẽ thi công hạng mục an toàn giao thông (sơn kẻ vạch, chiếu sáng, vệ sinh công trường).
“Với tiến độ hiện nay, có thể ngay những ngày đầu năm 2021 có thể thông xe đưa vào sử dụng mặt cầu Thăng Long”, ông Thắng nói.
Theo ông Thắng, lớp bê tông nhựa tạo nhám được nhà thầu bảo hành 4 năm (nhiều hơn bình thường 2 năm). Còn lớp bê tông UHPC tuổi thọ tối thiểu 10 năm, nếu kiểm soát tải trọng phương tiện qua cầu tốt có thể ổn định khai thác 20-30 năm tới. Dự kiến, cơ quan quản lý đường bộ sẽ mở rộng áp dụng công nghệ sửa mặt cầu Thăng Long cho các dự án giao thông khác ở Việt Nam.
Chùm ảnh sửa mặt cầu Thăng Long sáng 9/12:
|
Kỹ sư của nhà thầu kiểm tra lại lớp bê tông UHPC đã đổ trướng đó và phần đinh neo, lưới thép cốt nền của mẻ bê tông cuối cùng chuẩn bị được đổ trên mặt cầu Thăng Long. |
|
Ngoài đinh neo và lưới thép được hàn cố định trên mặt bản thép của cầu Thăng Long, lớp bê tông UHPC còn được trộn thêm sợi thép nhỏ. |
|
Việc thi công lớp bê tông nhựa UHPC được thực hiệc bằng máy. |
|
Công nhân chỉ phải làm phẳng mặt bê tông UHPC tại những vị trí bánh xe của máy rải. |
|
Sau khi lớp bê tông được rải phẳng, một lớp nilong mỏng được trải lên trên để giữ ẩm, đảm bảo lớp bê tông khô đồng đều. |
|
Một đoạn mặt cầu Thăng Long đã bắt đầu rải lớp bê tông nhựa tạm nhám (bên trái) lên trên phần bê tông UHPC đã đảm bảo độ cứng. |
|
Trước khi thi công lớp bê tông nhựa tạo nhám, nhà thầu sẽ rải 1 lớp keo bám dính, để tạo liên kết giữa lớp bê tông UHPC phía dưới và bê tông nhựa phía trên. Việc thi công lớp bê tông nhựa tạo nhám dự kiến kéo dài trong 1 tuần, đảm bảo toàn bộ hạng mục chính của mặt cầu Thăng Long xong vào ngày 20-22/12. |
|
Bên cạnh thi công lớp bê tông UHPC và bê tông tạo nhám, các nhà thầu cũng thi công sửa chữa khe co giãn của mặt cầu Thăng Long. |
|
Các vị trí thép tại khe co dãn được vị sinh sạch sẽ trước khi thi công phần trên. |
|
Công nhân thi công hàn bề mặt tại các khe co giãn. |
|
Trong khi một nhóm công nhân khác thi công đánh sạch bản thép mặt cầu ở lề đi bộ trước khi thi công lớp bê tông nhựa trên bề mặt. |
|
Dự kiến, việc sửa chữa mặt cầu Thăng Long sẽ xong ngay trong tháng 12 này, để đưa vào sử dụng ngay đầu năm 2021. |