发布时间:2025-01-10 23:37:54 来源:Empire777 作者:Cúp C2
Phân tích,ồtinđonvềCchmạtrang nhà cái uy tín dự báo khoa học tình huống sẽ xảy ra, có chủ trương kịp thời là tài năng không thể thiếu của người lãnh tụ. Trong quá trình lãnh đạo, Hồ Chí Minh đã tiên đoán chính xác nhiều sự kiện, trong đó có thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám ở nước ta.
Năm 1939, chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra, Bác Hồ hoạt động ở Trung Quốc. Tháng 6-1940, khi Pháp đầu hàng phát xít Đức, Bác Hồ đưa ra nhận định: “Đây là thời cơ thuận lợi cho cách mạng Việt Nam. Ta phải tìm mọi cách về nước để tranh thủ nắm thời cơ. Chậm trễ lúc này là có tội với cách mạng”. Có đồng chí băn khoăn vì không có vũ khí, Bác giải thích: “Khởi nghĩa thì phải có vũ khí. Đó là một trong những vấn đề quan trọng của cách mạng. Nhưng bây giờ có vũ khí thì lấy ai mà vác vũ khí? Cho nên, có tìm cách về nước đã, sau đó, chúng ta sẽ vận động quần chúng. Khi quần chúng đã giác ngộ cao thì ta sẽ có vũ khí” (1).
Cuối năm 1940, Bác khẳng định: “Đồng minh sẽ thắng/ Nhật và Pháp ở Đông Dương chóng chầy sẽ bắn nhau/ Việt Nam sẽ giành được độc lập”(2).
Ngày 28-1-1941, Bác Hồ về nước tại Pác Bó, Hà Quảng, Cao Bằng. Tại đây, tháng 5-1941, Người chủ trì hội nghị Trung ương 8, xác định giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu, thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh), bầu Ban Chấp hành Trung ương mới, cử đồng chí Trường Chinh làm Tổng Bí thư của Đảng. Hội nghị còn đưa ra dự báo: “Nếu cuộc đế quốc chiến tranh lần trước đã đẻ ra Liên Xô, một nước xã hội chủ nghĩa, thì cuộc đế quốc chiến tranh lần này sẽ đẻ ra nhiều nước xã hội chủ nghĩa, sẽ do đó mà cách mạng nhiều nước thành công” (3).
Tháng 2-1942, tác phẩm Lịch sử nước ta của Bác được Việt Minh tuyên truyền bộ xuất bản lần đầu tiên. Tác phẩm này gồm 236 câu thơ lục bát trình bày lịch sử nước ta từ vua Hùng dựng nước đến năm 1942, chủ yếu nêu lịch sử chống ngoại xâm, truyền thống yêu nước và đoàn kết của dân tộc ta. Mở đầu Người viết: “Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Cuối sách là mục “Những năm quan trọng” ghi những sự kiện lớn của lịch sử dân tộc; kết thúc bằng mốc lịch sử: “1945: Việt Nam độc lập”. Tác phẩm Lịch sử nước ta xuất bản lần đầu vào tháng 2-1942; vậy mà Bác tiên đoán đến năm 1945 thì nước ta độc lập. Đại tướng Võ Nguyên Giáp kể rằng: “Anh em người nói sớm kẻ nói muộn. Bác nghe trao đổi chỉ nói: “Để rồi xem” (4).
Khi về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng, do điều kiện công tác và giữ bí mật, Bác phải dời chỗ ở và chỗ làm việc nhiều nơi. Ngày 24-6-1942, Bác dọn lên một ngọn núi thuộc vùng núi Lũng Dẻ. Tức cảnh, Người làm bài thơ Thướng sơn rồi viết lên vách núi:
Phiên âm:
Thướng sơn
Lục nguyệt nhị thập tứ
Thướng đáo thử sơn lai
Cử đầu hồng nhật cận
Đối ngạn nhất chi mai
Dịch thơ:
Lên núi
Hai mươi tư tháng sáu
Lên ngọn núi này chơi
Ngẩng đầu: mặt trời đỏ
Bên suối một nhành mai
Tố Hữu dịch
Từ lâu, bản dịch thơ của Tố Hữu được xem là bản dịch chính thức trong các tập sách thơ chữ Hán Hồ Chí Minh. Bản dịch khá thông thoát, nhẹ nhàng, giàu chất thơ và đã đi vào tâm thức bao thế hệ người Việt Nam. Tuy nhiên, có hai điểm đáng tiếc: Câu thứ 2, người dịch đã thêm vào chữ “chơi” làm cho người đọc hiểu lầm về hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Bác không “lên ngọn núi này chơi” mà Bác “lên đến ngọn núi này” để ở và lãnh đạo nhân dân ta giành chính quyền khi thời cơ đang đến. Núi Lũng Dẻ là một trong những “địa chỉ đỏ” trong hành trình vạn dặm của Bác Hồ. Câu thứ 3, người dịch đã không dịch chữ “cận” làm mất đi cái thần của câu thơ. Không chỉ “Ngẩng đầu: mặt trời đỏ” mà “Ngẩng đầu thấy mặt trời đỏ gần lại”. Thướng sơn ghi lại cảm xúc của Bác khi lên ngọn núi Lũng Dẻ ở: Cách mạng trải qua biết bao gian khổ, giờ đây mục tiêu độc lập tự do, mùa xuân hạnh phúc của dân tộc đã gần kề. Rõ ràng, Thướng sơn có tín hiệu dự báo về thắng lợi của cách mạng sắp đến.
Xin trích ra đây thêm bản dịch thơ của Nguyễn Thế Nữu - mà theo tôi là sát nguyên văn, thể hiện đúng ý nghĩa, tinh thần nguyên tác bài thơ - để bạn đọc tham khảo:
Lên núi
Ngày hăm tư tháng sáu
Lên đến ngọn núi này
Thấy gần mặt trời đỏ
Bờ trước một nhành mai
Nguyễn Thế Nữu dịch
Ngày 13-8-1942, với tên Hồ Chí Minh, Bác lên đường đi Trung Quốc để liên lạc với lực lượng cách mạng của người Việt Nam và lực lượng đồng minh chống phát xít. Nhưng đến ngày 27-8-1942, Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam; ngày 10-9-1943, Bác được trả tự do. Nhân đây, xin được đính chính một chi tiết: Nhiều sách báo viết rằng Bác bị tù 14 tháng; thật ra, Bác bị tù 12 tháng 14 ngày. Còn thời gian viết Nhật kí trong tù là 12 tháng 12 ngày (ngày 29-8-1942 viết bài Khai quyển, ngày 10-9-1943 viết bài Kết luận). Cuối tháng 9-1944, Bác trở về Pác Bó, Cao Bằng. Tháng 10-1944, Người viết Thư gửi đồng bào toàn quốc; trong đó nhấn mạnh: “Phe xâm lược gần đến ngày bị tiêu diệt. Các đồng minh quốc sắp tranh được sự thắng lợi cuối cùng. Cơ hội cho dân tộc giải phóng chỉ ở trong một năm hoặc năm rưỡi nữa. Thời gian rất gấp. Ta phải làm nhanh!” (5).
Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám nổ ra đúng như nhiều lần dự báo của Bác Hồ. Hà Nội khởi nghĩa thắng lợi ngày 19-8-1945. Huế thắng lợi ngày 23-8-1945. Sài Gòn thắng lợi ngày 25-8-1945. Cần Thơ thắng lợi ngày 26-8-1945. Chỉ hơn 10 ngày, cách mạng giành lấy chính quyền trong cả nước. Ngày 2-9-1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong lịch sử thế giới, không phải lãnh tụ nào cũng tiên đoán chính xác được diễn biến tình hình. Hồ Chí Minh là điểm hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc, tinh hoa văn hóa phương Đông và phương Tây, có kiến thức sâu rộng, tư duy khoa học biện chứng, nhận thức được quy luật phát triển của xã hội, có đường lối cách mạng đúng đắn, kịp thời nắm bắt thời cơ, có dự cảm thiên phú nên tiên đoán khá chính xác nhiều sự kiện trong quá trình lãnh đạo cách mạng nước ta. Ngày nay, chúng ta cần học tập tư duy dự báo khoa học của Bác để nhận định, tiên đoán tình hình, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh thế giới và khu vực ngày càng diễn biến nhanh chóng, phức tạp.
PHẠM MINH KHẢI
(1) Hồ Chí Minh tiểu sử, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010, trang 287.
(2) Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, NXB Thanh niên giải phóng, TP Hồ Chí Minh, 1975, trang 130.
(3) Văn kiện Đảng toàn tập, tập 7, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, trang 100.
(4) Võ Nguyên Giáp: Những chặng đường lịch sử, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010, trang 47.
(5) Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 3, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, trang 505 - 506.
相关文章
随便看看