【kết quả zenit】Quản lý hộ kinh doanh: Chờ lấp đầy khoảng trống pháp lý

时间:2025-01-11 02:34:24 来源:Empire777
Chính thức bỏ hộ kinh doanh ra khỏi Luật Doanh nghiệp (sửa đổi)
Đa số hộ kinh doanh chưa nộp giấy gia hạn tiền thuế
Trình tự xóa nợ thuế cho cá nhân,ảnlýhộkinhdoanhChờlấpđầykhoảngtrốngpháplýkết quả zenit hộ kinh doanh
Do tính chất rất đặc thù, cần xây dựng luật riêng về hộ kinh doanh
Cơ quan Thuế sớm giải quyết thông báo ngừng, nghỉ của hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh: Đưa vào Luật Doanh nghiệp hay một luật riêng?
3944 12 ho kinh doanh
Các hộ kinh doanh vẫn đang chờ cơ chế để quản lý hiệu quả, chặt chẽ hơn. Ảnh: ST

Khoảng trống pháp lý

Nếu như cách đây chưa đến 1 tháng, câu chuyện gây nhiều tranh cãi về hộ kinh doanh là vấn đề đưa hay không đưa việc quản lý hộ kinh doanh vào Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), thì nay, sau khi Quốc hội thông qua Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) với phương án bỏ hẳn một chương (chương VIIa) quy định về hộ kinh doanh để xây dựng một luật riêng, đã đặt ra vấn đề phải quản lý loại hình kinh doanh này như thế nào khi “khoảng trống” pháp lý vẫn còn.

Một chuyên gia với quan điểm ngay từ đầu là nên đưa hộ kinh doanh vào Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) đã tỏ ra khá “thất vọng” với quyết định của Quốc hội, nhưng theo ông, việc quản lý hộ kinh doanh về sau có thể xuống tầm Nghị định, với các điều khoản như trong chương đã bị nhấc ra khỏi Luật Doanh nghiệp (sửa đổi). Tuy nhiên, vị chuyên gia này vẫn bày tỏ, khi quy định không còn ở tầm Luật thì việc ứng xử với các hộ kinh doanh vẫn là “khoảng trống”, có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các hộ kinh doanh. Bởi hiện nay, việc xây dựng luật ở nước ta vẫn chưa nhanh, có thể các hộ kinh doanh sẽ phải đợi tới vài năm.

Theo thống kê của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, cả nước hiện có trên 3,5 triệu hộ kinh doanh được cấp mã số thuế và có hơn 2 triệu hộ kinh doanh sản xuất nhỏ lẻ. Với khoảng trên 5,5 triệu hộ kinh doanh, ước tính tổng tài sản khoảng trên 655 nghìn tỷ đồng, tạo ra khoảng trên 2,2 triệu tỷ đồng doanh thu, nộp 12.362 tỷ đồng tiền thuế, giải quyết 7,945 triệu lao động. Với số lượng hàng triệu hộ kinh doanh, không thể phủ nhận tầm quan trọng của loại hình kinh doanh này đến việc tạo công ăn việc làm, cung cấp các dịch vụ cho nền kinh tế.

Quản lý trước khi có luật

Xét về hình thức và cơ cấu hoạt động, hộ kinh doanh không thể được coi như doanh nghiệp. Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho rằng, xét về bản chất, hộ kinh doanh là một loại hình kinh doanh nên quyền và nghĩa vụ của hộ kinh doanh cần phải được điều chỉnh bởi Luật, không thể quy định bằng Nghị định. Vì thế, việc đưa hộ kinh doanh vào dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) là không phù hợp vì hộ kinh doanh không phải là doanh nghiệp nên không thuộc phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Luật Doanh nghiệp.

Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh cho hay, hộ kinh doanh không giống doanh nghiệp nên phải có phương thức quản lý khác, không thể bắt buộc hộ kinh doanh chuyển đổi mô hình lên thành doanh nghiệp, nên phải có quy định cụ thể về sổ sách, kế toán, bảo hiểm…

Theo ông Thịnh, với việc xây dựng thành luật riêng thì phải có thời gian nghiên cứu lâu dài, nên trước mắt phải có các quy định quản lý phù hợp. Trong thời gian này, các cơ quan quản lý sẽ xem xét, cọ sát, thu thập thêm những góp ý, khảo sát về hộ kinh doanh để đưa ra những phương án, điều luật phù hợp. Nhưng ông Thịnh cũng lưu ý, trong công tác quản lý, các cơ quan liên quan cũng nên có những khuyến khích hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp khi đã có sự phát triển “vững” hơn.

Thực tế hiện nay, việc quản lý hộ kinh doanh vẫn chủ yếu theo một số quy định “khoán”, thu thuế khoán, sổ sách kế toán đơn giản, chưa thực hiện chế độ hóa đơn chứng từ, quản lý việc đóng bảo hiểm lỏng lẻo… Điều này dẫn tới tình trạng vi phạm về kinh doanh, thiếu nghĩa vụ về thuế, gây thất thoát cho ngân sách. Vì thế, cơ quan thuế khó kiểm soát về tình hình thu chi; các cơ quan liên quan cũng khó áp dụng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ hoặc bảo đảm quyền lợi về pháp lý cho các hộ này.

Do đó, với các cơ quan quản lý, việc quản lý hộ kinh doanh vẫn đang theo các phương án cũ, với các biện pháp bổ sung thường là tăng cường và đi sâu hơn nữa để tạo hiệu quả tối đa. Như tại Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính), cơ quan này cho biết, năm 2020 sẽ tăng cường quản lý thuế đối với hộ gia đình, cá nhân nộp thuế theo phương thức khoán. Đảm bảo mức thuế khoán bình quân sát với thực tế, có tham khảo hội đồng tư vấn thuế xã, phường để tính đúng, tính đủ các khoản thu phát sinh theo quy định…

Nhưng theo các chuyên gia, việc khuyến khích các hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp cũng nên được lưu ý để giúp các hộ này tận dụng được nhiều cơ hội và ưu đãi hơn từ cơ quan quản lý, giúp khơi thông, phát huy nguồn lực, tiềm năng của các hộ kinh doanh. Như tại Hà Nội hiện nay, nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp mới về thủ tục hành chính, thuế, phí, đào tạo nhân lực, quản trị... đã được triển khai, nên lãnh đạo Thủ đô đã yêu cầu các cấp, ngành tiếp tục tập trung các giải pháp khuyến khích các hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp, phấn đấu năm 2020 thành lập 30.000 doanh nghiệp.

推荐内容