当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【cup c1 hôm nay】Sự kiện cảnh báo ấn tượng trong tuần

1. Phát hiện 'sinh vật lạ' trong quần áo may sẵn

Bà Nguyễn Thị Phụng (trú thôn Quang Hưng,ựkiệncảnhbáoấntượngtrongtuầcup c1 hôm nay xã Hòa Quang Nam, huyện Phú Hòa, Phú Yên) cho biết, sáng 13/1, bà mua bộ quần áo mới ở chợ Hạnh Lâm. Ngâm bộ đồ trong nước có xà phòng khoảng 15 phút, bà Phụng phát hiện nhiều đốm nhỏ màu trắng nổi lên trên mặt vải. Tiếp tục ngâm và đến lúc giặt thì bà phát hoảng khi phát hiện có hàng nghìn sinh vật, nhìn giống như đỉa, nhỏ bằng hạt gạo, bò lúc nhúc. “Số sinh vật này càng lúc càng lớn dần và sau đó tiếp tục đẻ trứng sinh sản rất nhanh”, chị Oanh - con gái bà Phụng, cho biết.

 

Ông Thi (bố chị Oanh) đã thử dùng dầu hỏa để đốt những sinh vật, thậm chí ngâm trong thuốc diệt cỏ, nhưng chúng vẫn không chết và tiếp tục sinh sản. “Nó lớn rất nhanh và đẻ trứng cũng rất nhanh. Sau một ngày đêm từ bằng que tăm, chúng đã lớn bằng đầu đũa và đẻ trứng màu trắng đục”, ông Thi cho hay.

Gia đình chị Oanh đã trình báo sự việc với chính quyền địa phương. Ngay sau đó các ngành chức năng của xã Hòa Quang Nam đã lấy mẫu "sinh vật lạ" gửi đi kiểm tra. Ông Thi đã đào hố để lấp số sinh vật này và bịt kín miệng hố, đề phòng chúng bò, phát tán ra ngoài.

Trước thông tin này, ngày 16/1, bác sĩ Phạm Tấn Lập - Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Phú Hòa, cho biết trung tâm đã gửi mẫu sinh vật lạ phát hiện trong quần áo may mặc sẵn đến Sở Y tế tỉnh Phú Yên để kiểm nghiệm, nhằm xác định đó là loài sinh vật gì.

2. Bảo quản hải sản bằng... urê, thuốc tẩy

Chợ cá Bến Đình, phường 5, TP.Vũng Tàu đã khá tấp nập người mua, kẻ bán. Qua vựa cá khoai, cá thu, cá chim…một chị bán cá cho biết, hầu hết các loại cá đều được “tráng đạm” trước khi mang ra chợ. Công nghệ “tráng đạm” này rất đơn giản: toàn bộ cá do các đầu nậu đưa từ biển về được nhúng vào thùng nước đá có pha đạm urê, sau đó vớt ra sạp bán cho khách hàng. Còn những loại cá vận chuyển lên thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh xa, các đầu nậu phải rắc thêm đạm urê vào trong đá cây. Nhờ đó, 4-5 ngày sau, thậm chí cả tuần cá vẫn tươi.

 

Tuy nhiên, so với việc ngâm hải sản bằng urê, thì việc dùng thuốc tẩy javen để ngâm hải sản còn rợn người hơn. Những đống mực, bạch tuộc lấy từ ghe lên đen thui một màu, nhìn chẳng muốn mua, nhưng chỉ trong vòng 30 phút, dưới bàn tay của các đầu nậu bỗng trở nên trắng nõn, trông rất bắt mắt. Những người buôn cá cho rằng, tẩm ướp bằng urê, thuốc tẩy tuy giữ được màu cá tươi lâu nhưng chỉ cần chú ý kỹ cũng có thể phân biệt được. Với loại cá nhìn thì tươi, màu đậm, mang cũng hồng tươi hơn bình thường, nhưng khi lấy tay ấn vào thân cá thấy mềm, độ đàn hồi thấp, ngửi cá không có mùi tanh… chính là do đã được ướp bằng urê.

3. Thực phẩm khô: Bẩn từ chế biến đến bảo quản

Nắm bắt nhu cầu thị trường đồ khô vào dịp cận tết đều tăng giá nên hầu hết chủ hàng tại chợ Đồng Xuân đều “găm” hàng cả năm, đợi đến những tháng gần tết mới “bung” ra.

Điều đáng nói là hầu hết các mặt hàng khô được bày bán phổ biến tại chợ Đồng Xuân không có hạn sử dụng, rất ít khi được đóng gói riêng lẻ và không nguồn gốc, không nhãn mác, không túi bảo quản... Song theo thói quen, nhiều người tiêu dùng tỏ ra rất dễ tính khi mua các sản phẩm này.

 

“Vì là hàng khô nên tôi không quan tâm đến thông tin về sản phẩm lắm. Tôi vẫn thường mua loại không đóng gói cho tiện”, chị Trần Thị Lâm, Cống Vị, Ba Đình, một khách mua hàng tại chợ Đồng Xuân cho biết.

Những bao tải mọc nhĩ, nấm hương "3 không" ngay cả những khi trời mưa, ẩm vẫn được để “lộ thiên” không che đậy. Chính vì thế có thể dễ dàng nhìn thấy những tai nấm, mọc nhĩ bị mốc lẫn trong gói hàng. Đáng sợ nhất là những cuộn miến vứt lăn lóc, đến cả 1 chiếc túi nilon mỏng để bảo quản dường như người bán hàng cũng “tiếc”.

4. "Kinh hoàng" tương, bột ớt bẩn

Thời gian qua, không chỉ trên địa bàn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, mà tại nhiều địa phương khác, các cơ quan chức năng liên tiếp phát hiện các mẫu tương ớt và bột ớt không rõ nguồn gốc.

Thực tế, tương ớt và bột ớt được sử dụng rất nhiều trong các quán ăn, cửa hàng. Những loại tương ớt này đã được chủ quán sang chiết vào những chai nhỏ nên người dùng không thể biết được nguồn gốc chính xác và thời hạn sử dụng.

 

Theo khảo sát của PV Chất lượng Việt Nam, tại một số khu chợ như chợ Đồng Xuân, chợ Xanh, chợ Mỹ Đình bày bán khá nhiều loại tương ớt này. Thông thường, chúng được đựng vào can nhựa lớn: 2 lít, 5 lít, 10 lít… Bên ngoài không hề có tem nhãn nêu rõ nguồn gốc xuất xứ cũng như chất lượng kiểm định.

TS. Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ sinh học - Công nghệ thực phẩm (Đại học Bách Khoa Hà Nội), cho hay ớt bột nhuộm phẩm màu có chứa chất gây ung thư rất khó nhận biết vì các độc chất trên không mùi, không vị. Cách duy nhất là nhận biết qua màu của sản phẩm. Thông thường, ớt nguyên chất có vỏ màu đỏ, hạt màu vàng. Khi nghiền thành bột, màu vàng kết hợp màu đỏ, ớt bột sẽ có màu vàng da cam hoặc hơi đỏ chứ không có màu đỏ đều, sặc sỡ. Những thực phẩm có sử dụng chất phẩm màu Rhodamine B thường đỏ sẫm sặc sỡ, màu đẹp đều, không bị phai trong nước.

5. Hạt sấy: tết này ăn không hết để... tết sau

Cổng sau chợ Đồng Xuân là “thủ phủ” của các loại hạt. Tại đây, người tiêu dùng có thể “vô tư” chọn cho mình những loại hạt “nhấm nháp” phù hợp với sở thích của gia đình vào dịp tết: sen sấy, hạt điều sấy, hạt bí, hạt dẻ cười, hạt hướng dương, hạt dẻ rừng,…

Được biết, đầu tháng 1/2013, Đội Quản lý thị trường số 4 (Chị cục QLTT Hà Nội) phối hợp với Phòng CSĐT trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46, Công an TP. Hà Nội) đã tổ chức kiểm tra ba xe tải đang tập kết hàng hoá tại cổng chợ Đồng Xuân (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

 

Qua kiểm tra sơ bộ phát hiện, lô hàng trên gồm các loại quần áo, đồ chơi trẻ em cùng ô mai, mứt, hạt dẻ cười... Đáng chú ý, tất cả sản phẩm đều có nhãn mác và chữ Trung Quốc.

Vào thời điểm kiểm tra, chủ lô hàng này không có mặt tại hiện trường nhưng các lái xe cũng không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Theo lái xe tải mang biển kiểm soát 30Y – 8688, họ chỉ là những lái xe chở hàng thuê từ Ga Yên Viên về chợ Đồng Xuân.

Ai có thể đảm bảo rằng những mặt hàng “nhấm nháp” kia là 100% “made in Việt Nam” khi mà tất cả những thông tin về sản phẩm đều ở chế độ “3 không”? Bao nhiêu phần trăm số hàng Trung Quốc đã “trót lọt” và đang ẩn mình trong những bao tải hàng “trắng” về thông tin kia?.

6. Nguy cơ ung thư vì ... chất đốt giá rẻ

Một số gia đình nghèo sử dụng vải vụn để đun nấu. Trong vải vụn có đủ thứ bông, vải, sợi, nilon, da, giả da... Tuy giá nhiên liệu rẻ nhưng sức khoẻ người dân thì đang bị đe dọa nghiêm trọng từng ngày.

TS Phạm Tiến Dũng - nguyên Phân viện trưởng Phân viện Nghiên cứu KHKT Bảo hộ Lao động TP.HCM, cho biết: Trong vải tổng hợp có các sợi polyester, khi đốt không cháy hết sẽ tạo thành khí carbon nặng tích tụ vào môi trường, trong đó có các thành phần gây ra những căn bệnh nguy hiểm cho con người tùy vào mức độ hít vào cơ thể.

 

Trước đây tại quận 9 (TP.HCM), chủ các lò gạch cũng dùng các vật liệu này để đốt lò. Khí thải này là chất độc hại cho sức khoẻ, đặc biệt khó phân hủy trong môi trường, liệt kê nó vào loại khí nhà kính rất mạnh, gây ra hiệu ứng khói mù quang hóa do dioxit cacbon là sự tích tụ của dioxitcacbon nặng không phân hủy được trên bầu khí quyển. Người dân sử dụng vải da vụn làm chất đốt là đang đầu độc mình từ từ...

Một chuyên gia môi trường cho rằng, người đem các loại rác này bán mà không tiêu hủy là vi phạm pháp luật. Người sử dụng loại phế thải độc hại này làm nhiên liệu đốt là vô tình tiếp tay cho vi phạm. Họ nghĩ đơn giản là tiết kiệm được nhiên liệu đun nấu, nhưng họ đang “chung tay” phá hủy môi trường sống, đầu độc không khí cả khu dân cư. Đây là rác thải nguy hại phải xử lý chuyên biệt chứ không được thải, đốt bừa bãi.

Các chuyên gia y tế cảnh báo, khi hít phải những khí độc sinh ra từ khói sợi vải da, nhựa... nguy cơ bị bệnh viêm nhiễm đường hô hấp luôn thường trực, nhẹ thì cũng bị viêm đường hô hấp mũi họng, viêm phổi. Hít nhiều khí này theo thời gian tích tụ lại trong cơ thể, làm biến đổi cấu trúc tế bào, gây ung thư.

T. Huyền

分享到: