【ti so sevila】Kiểm soát hoạt động lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả
Thương mại điện tử là kênh tiêu thụ chính của hàng giả,ểmsoáthoạtđộnglợidụngthươngmạiđiệntửđểkinhdoanhhànggiảti so sevila xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ Doanh nghiệp đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ mở “lối thoát hiểm” qua kênh thương mại điện tử Hoạt động kinh doanh thương mại điện tử phức tạp, khó kiểm soát |
Lực lượng QLTT kiểm tra kho chứa hàng vi phạm ngày 2/11/2023. |
Sáng nay 15/11/2023, Tổng cục Quản lý thị trường tổ chức Hội thảo "Nâng cao năng lực phòng, chống và xử lý vi phạm trong thương mại điện tử".
Theo Tổng cục Quản lý thị trường, trong 10 tháng năm 2023, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ không bày bán tràn lan như trước đây mà sau khi qua biên giới được tập kết tại các kho hàng nơi hẻo lánh, ít người qua lại hoặc nhà riêng, rồi lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh; hàng hóa được chuyển đến người tiêu dùng thông qua dịch vụ chuyển phát nhanh.
10 tháng đầu năm 2023, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra 62.338 vụ việc, xử lý 44.554 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách trên 410 tỷ đồng.
Mặc dù các lực lượng đã tích cực vào cuộc ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, song vấn nạn hàng giả, gian lận thương mại, hàng lậu vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Các đối tượng chuyển địa bàn hoạt động từ môi trường truyền thống sang môi trường thương mại điện tử.
Khoảng 2 năm vừa qua, thương mại điện tử trở thành một trong những vấn đề lớn, tác động đến việc kinh doanh trực tiếp tại cửa hàng, cửa hiệu. Người mua dần thay đổi thói quen, dẫn đến các cơ sở phải cắt giảm sự hiện diện trên phố để chuyển dịch hình thức kinh doanh.
Tại Hội thảo, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh lấy ví dụ, chợ Ninh Hiệp với khoảng 2.000 hộ kinh doanh, hoạt động buôn bán tại đây luôn tấp nập. Đồng thời lượng hàng hóa luân chuyển là rất lớn, đưa đi khắp nơi trên cả nước nên số hàng giả hàng nhái cực kỳ cao.
Lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường xác định, chống hàng giả trên thương mại điện tử là vấn đề vô cùng quan trọng, cấp thiết trong bối cảnh hiện nay, đây không chỉ là nhiệm vụ của riêng Bộ Công Thương mà còn là trách nhiệm chung của toàn xã hội, trên hết là của lực lượng Quản lý thị trường.
Lực lượng Quản lý thị trường xác định, chống hàng giả trên thương mại điện tử sẽ là nhiệm vụ chủ chốt của lực lượng trong vòng 3 đến 5 năm tới.
Theo ông Trần Hữu Linh, để phòng ngừa, ngăn chặn hiệu quả các hành vi vi phạm trên thương mại điện tử phải coi mạng xã hội, các sàn thương mại điện tử là một trận địa, không gian ảo cũng như đời thật để chủ động đấu tranh, kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm.
Bên cạnh đó, cần xây dựng hệ thống quản lý không gian mạng, hệ thống giám sát, cảnh báo nguy cơ, rủi ro cho chuyển đổi số xuyên suốt, thống nhất từ trung ương tới các địa phương để kịp thời xử lý các sự cố, các vụ việc vi phạm.
Mặt khác, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và con người để phục vụ nhiệm vụ đấu tranh phòng chống hàng giả trên thương mại điện tử.
Ngoài ra, đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong việc thanh kiểm tra, kiểm soát hoạt động lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.
相关推荐
- Mỏ đá Yên Bái khiến dân bất an: Bộ TN&MT xử phạt công ty Hùng Đại Sơn
- Mỹ nhắm căn cứ quân sự ở Philippines, Thái Lan
- LHQ phối hợp cùng AU xử lý các nhóm phiến quân
- Nhật sẽ thay đại sứ tại Mỹ, Trung Quốc và Hàn Quốc
- Xe mô tô phân khối lớn tông container, nam thanh niên tử vong
- Triều Tiên khoe vũ khí hạng nặng tại lễ duyệt binh
- Philippines mời thầu ba lô dầu khí trên biển Đông
- Máy bay quân sự Mỹ rơi tại Ápganixtan