Tập đoàn Intel (Mỹ) đã đầu tư hàng tỷ USD vào Việt Nam Văn phòng Luật của Công ty tư vấn Russin & Vecchi hoạt động tại Viêt Nam từ năm 1966 tới 1975. Tôi tới Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1988,ĐầutưcủaMỹtạobướcngoặtđốivớiViệbd kqtt sau đó quay trở lại làm việc tại Việt Nam vào năm 1993, khi Công ty mở lại văn phòng luật tại đây. Nói về quan hệ Việt Mỹ, thời gian đó, hiểu biết về Việt Nam từ phía Mỹ dường như có chút lệch lạc, trong khi tại Việt Nam, tôi nhận thấy sự cởi mở và nhiều thiện chí đối với người Mỹ. Tôi không hề cảm nhận thấy có chút nào thù địch. Trong nhiều trường hợp, nhiều câu hỏi đến từ phía các quan chức chính phủ trong lần đầu gặp gỡ rất đơn giản nếu xét trong bối cảnh ngày nay, chẳng hạn như liệu người nước ngoài có thể sử dụng con dấu công ty hay không. Thời kỳ đó còn ít hiểu biết và kinh nghiệm. Việc không trả lời có thể được hiểu như thế nào: là có hay là không? Việt Nam đã đóng cửa 40 năm, hoặc hơn thế nữa. Có khá nhiều nhà đầu tư tỏ ra thất vọng trong thời gian này. Sau khi tham gia đàm phán với một doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam, một doanh nhân nước ngoài đã rút ra kết luận: “Họ (đối tác Việt Nam) không đàm phán những điều mà tôi nghĩ họ sẽ đàm phán, mà lại đàm phán những điều mà tôi không nghĩ họ đàm phán”. Quang cảnh đường phố khi đó cũng rất khác. Ô tô chưa hiện hữu, xe máy khi đó còn rất ít, phương tiện giao thông chủ yếu là xe đạp và xích lô. Tại TP.HCM, dường như người lái xích lô nào cũng nói tốt tiếng Anh. Nhiều người nói rằng, họ có người thân sống bên Mỹ. Khi đó, rất nhiều người nước ngoài đã đến Việt Nam và họ, giống như những người bản địa, nhìn thấy vô vàn cơ hội phát triển. Nhiều người đã ở lại và kinh doanh thành công. Mọi việc dần thay đổi, một phần thông qua trợ giúp tự nguyện từ các chuyên gia quốc tế, như việc các luật sư cung cấp bản sao các văn bản luật áp dụng tại các nước khác, đóng góp ý kiến cho các văn bản luật pháp Việt Nam trong quá trình soạn thảo và chia sẻ kinh nghiệm với các quan chức chính phủ, những người rất ham học hỏi. Việc trao đổi như vậy đem lại nhiều thiện chí và hoạt động này vẫn được duy trì tới nay. Những bất đồng trong giai đoạn đầu là khó tránh khỏi, song về cơ bản, hai nước tránh không để quá khứ ảnh hưởng tới mối quan hệ trong hiện tại. Việt Nam và Mỹ học cách cùng nhau giải quyết từng trường hợp trong các vấn đề quan trọng. Bằng cách đó, cả hai Chính phủ đã tạo dựng được mối quan hệ thương mại vững chắc thông qua Hiệp định Thương mại song phương Việt - Mỹ. Hiệp định đã được ký kết vào tháng 12/2001 và đem lại nhiều lợi ích cho cả hai nước. Hiện tại, hai nước đang đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) trên cùng tinh thần cởi mở và tôn trọng lẫn nhau. Năm 2010, Công ty Intel (Mỹ) đã đầu tư 1 tỷ USD vào nhà máy sản xuất chipset tại TP.HCM, tạo ra bước ngoặt đối với Việt Nam. Đó chính là thông điệp cho các tập đoàn đa quốc gia biết rằng, các công ty công nghệ thực sự quan tâm tới Việt Nam và trên thực tế, họ đã làm như vậy. Sự kiện này và việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào tháng 1/2007 là 2 cột mốc hết sức quan trọng. Ngày nay, lợi ích của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Mỹ thường đan xen nhau và họ có thể đối thoại cởi mở với Chính phủ. Dù những khác biệt và sự ganh đua lợi ích còn tồn tại, song sự liên kết này giúp hình thành một môi trường kinh doanh thuận lợi hơn. Điều đó chưa hình thành trong thời gian đầu, song đã tiến triển ngày càng tích cực hơn. Doanh nhân Việt có nhiều phẩm chất giúp thúc đẩy phát triển kinh tế. Trong kinh doanh, người Việt thường rất thực tế và tâp trung cao. Việc thiếu kinh nghiệm không phải là trở ngại. Khả năng kinh doanh và nhiệt huyết giúp thúc đẩy phát triển khối doanh nghiệp tư nhân. Khu vực này còn hạn chế có lẽ là do thiếu kinh nghiệm, khả năng tiếp cận vốn, cũng như hạn chế của chính sách, song ý chí vươn lên và sự kiên nhẫn của doanh nhân Việt Nam là rất ấn tượng. Việc mở rộng sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân là rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam. Hiện có hàng triệu người Việt đang sinh sống và làm ăn tại Mỹ. Nhiều người trong số đó có đóng góp đáng kể về tri thức và vốn cho sự phát triển của Việt Nam. Những người này có nhiều thiện chí với Việt Nam và sở hữu nhiều kỹ năng khó có thể sao chép. |