【kết quả botafogo】Lợi ích của toàn cầu hóa không chia đều, doanh nghiệp Việt Nam phải mạnh hơn
Doanh nghiệp cần gì để tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu?ợiíchcủatoàncầuhóakhôngchiađềudoanhnghiệpViệtNamphảimạnhhơkết quả botafogo Doanh nghiệp Việt tự tin tiến vào chuỗi cung ứng toàn cầu Thúc đẩy môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam |
Tại hội thảo quốc tế “Việt Nam trong mối quan hệ đối tác với các quốc gia lớn: Cơ hội và thách thức” do Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức vào ngày 21/12, Phó Hiệu trưởng PGS.TS. Nguyễn Thành Hiếu cho biết, thời gian qua, Việt Nam đã nâng cao quan hệ đối tác toàn diện với nhiều quốc gia trên thế giới. Cùng với việc thực thi và triển khai nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) thì kinh tế nước ta đang đứng trước cả cơ hội và thách thức.
Phân tích kỹ hơn, PGS.TS. Tạ Văn Lợi, Viện trưởng Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nhấn mạnh, trên thế giới, nhiều quốc gia lớn đang theo đuổi các chính sách cạnh tranh với nhau, nên Việt Nam lại trở thành một điểm sáng mới trong chiến lược cạnh tranh này.
Hội thảo quốc tế “Việt Nam trong mối quan hệ đối tác với các quốc gia lớn: Cơ hội và thách thức”. |
Bởi hiện nay, theo PGS.TS. Tạ Văn Lợi, chúng ta xuất khẩu nhiều đến các thị trường trọng điểm tại châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản… nhưng cũng nhập khẩu nhiều nguyên vật liệu từ Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước ASEAN… nên hoạt động thương mại của Việt Nam vẫn nằm xung quanh các chuỗi giá trị. Nên vấn đề này đặt ra cho Việt Nam cơ hội tận dụng các FTA để mở rộng thị trường xuất khẩu, tiếp cận nhiều đối tác tiềm năng.
“Nhưng lợi ích của toàn cầu hóa không phải là chia đều cho các quốc gia, mà quốc gia nào có càng nhiều năng lực và tiềm lực thì sẽ chiếm được nhiều lợi thế hơn. Trong khi Việt Nam vẫn là một quốc gia đang phát triển, năng lực của doanh nghiệp còn tương đối yếu, nên cơ hội mở ra nhưng phần nhận được vẫn không quá lớn”, Viện trưởng Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế nhấn mạnh.
Cũng về vấn đề này, theo chuyên gia kinh tế TS. Võ Trí Thành, Việt Nam đang làm bạn với nhiều quốc gia lớn trên thế giới, nên đây là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng nêu lên nhiều thách thức về an ninh, căng thẳng địa chính trị, điều chỉnh chính sách của các nước lớn… sẽ tạo ra những tác động tiêu cực tới kinh tế trong nước, nên nền kinh tế Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong năm 2024.
Không những thế, PGS.TS Nguyễn Văn Lịch, Học viện Ngoại giao còn cho biết, chủ nghĩa bảo hộ đang quay trở lại tại nhiều thị trường lớn, hẳng hạn như việc Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo, Hoa Kỳ cũng áp dụng chính sách hạn chế nhập khẩu nhôm từ EU và Nhật Bản, Trung Quốc hạn chế xuất khẩu các khoáng sản quan trọng… Vì thế, tình hình này sẽ khiến thương mại của Việt Nam bị ảnh hưởng bởi những hàng rào phi thuế quan hay các quy định riêng của từng thị trường, chẳng hạn như các tiêu chuẩn xanh của EU cũng nhiều vụ việc liên quan đến phòng vệ thương mại.
Theo các chuyên gia, các động lực tăng trưởng cho 2024 và thời gian tới là cơ hội từ dịch chuyển chuỗi cung ứng và dòng vốn đầu tư toàn cầu, đầu tư công được đẩy mạnh; rủi ro tài khóa ở mức trung bình, dư địa chính sách vẫn còn. Cùng với đó, vấn đề lạm phát và lãi suất đang giảm, tỷ giá cơ bản ổn định, rủi ro nợ xấu trong tầm kiểm soát… Cơ cấu lại nền kinh tế, hoàn thiện thể chế được thúc đẩy…
Nhưng PGS. TS. Tạ Văn Lợi, Viện trưởng Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nhận định, các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và cả nền kinh tế nói chung cần thay đổi, gia tăng sức mạnh để tận dụng những cơ hội và dư địa. Trong đó, các doanh nghiệp phải cải cách một cách mạnh mẽ, tìm các đối tác để chuyển giao công nghệ, nâng cao cơ sở hạ tầng và kinh nghiệm sản xuất, đào tạo nguồn nhân lực… theho các tiêu chuẩn quốc tế.
Tương tự, PGS.TS Nguyễn Văn Lịch cũng khuyến nghị, yếu tố cơ bản là cần cải thiện về năng lực kinh tế, đồng thời cơ quan quản lý nên đưa ra các chính sách để gia tăng khả năng cạnh tranh cho quốc gia và doanh nghiệp, cũng như tăng cường truyền thông để cộng đồng doanh nghiệp hiểu và có chiến lược chuẩn bị cho những biến động, xu hướng thay đổi từ các thị trường lớn trên thế giới.
相关推荐
- Công ty tổ chức đấu giá biển số xe hưởng thù lao như thế nào?
- Các tỉnh, thành phía Nam tập huấn xây dựng xã hội học tập
- 479 giáo viên thi dạy giỏi bậc PTTH cấp tỉnh
- Bổ sung trên 770 tiến sỹ, thạc sỹ cho hệ thống chính trị
- Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh làm việc với Bắc Kạn về bảo vệ rừng
- 300 học sinh thi tìm hiểu lịch sử quê hương
- Xã hội hóa giáo dục
- 50 học sinh nghèo, hiếu học được trao học bổng