【kết quả bóng đá cup c1】Sửa đổi Thông tư 39: Cần cụ thể quy định về cho vay bằng phương tiện điện tử
Tiêu chuẩn tín dụng dự kiến sẽ nới lỏng nhẹ trong nửa cuối năm | |
Để vay vốn không bị ép mua bảo hiểm | |
Nhiều ngân hàng vẫn “né” cho vay với nông dân,ửađổiThôngtưCầncụthểquyđịnhvềchovaybằngphươngtiệnđiệntửkết quả bóng đá cup c1 doanh nghiệp lương thực |
Sửa đổi Thông tư 39 về hoạt động cho vay sẽ khắc phục được những khó khăn còn tồn tại. Ảnh: Internet |
Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến góp ý sửa đổi Thông tư 39/2016/TT-NHNN về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD) đối với khách hàng.
Cần "mở đường" ứng dụng công nghệ
Theo đánh giá của VNBA, các quy định tại dự thảo Thông tư 39 sửa đổi đã cụ thể hóa được nhiều nội dung quan trọng nhằm khắc phục những khó khăn, lúng túng của các TCTD trong thực tiễn triển khai thời gian qua như sửa đổi, bổ sung quy định về việc vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống; bổ sung quy định về hộ gia đình, tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân khi tham gia quan hệ vay vốn; bổ sung quy định về hoạt động cho vay bằng phương tiện điện tử…
Trong đó, VNBA đánh giá, quy định về hoạt động cho vay bằng phương tiện điện tử đang rất chung chung, trong khi phương thức này có đặc thù riêng. Nên VNBA kiến nghị cần có quy định thành chương riêng tại dự thảo hoặc có văn bản hướng dẫn riêng đối với cho vay qua phương tiện điện tử được thực hiện tự động hóa hoàn toàn nhằm phù hợp với đặc điểm đặc thù của kênh cho vay này để các TCTD có cơ sở và căn cứ xây dựng quy định, hướng dẫn thực hiện tại TCTD.
Nói cụ thể hơn, VNBA cho biết, hiện nay các TCTD đang thực hiện cơ chế thẩm định, phê duyệt cho vay thực hiện tự động hoàn toàn theo các điều kiện đã được cài đặt sẵn, theo đó, các quy định hiện hành về thẩm định, phê duyệt không còn phù hợp.
Cũng góp ý về vấn đề này, tại một hội thảo mới đây, đại diện Techcombank cho rằng, dự thảo Thông tư 39 cần có quy định cụ thể, “mở đường” để ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn bộ quy trình cho vay bởi không thể làm thủ công được, cản trở quá trình phát triển.
Cũng theo đại diện ngân hàng Standard Chartered, hoạt động cho vay trên nền tảng công nghệ là “không biên giới”. Chính vì thế không thể lấy quy định cho vay truyền thống để áp dụng vào phương thức điện tử và nên trao quyền cho các TCTD tự chịu trách nhiệm. NHNN chỉ cần áp dụng tỷ lệ nợ xấu nhất định, không nên áp quy định về hồ sơ, thủ tục….
Kiến nghị không cần cung cấp phương án trả nợ khi vay mua, sửa nhà
Một vấn đề khác là việc dự thảo Thông tư 39 sửa đổi yêu cầu các khách hàng vay phải có phương án, dự án thực hiện hoạt động kinh doanh hoặc phương án, dự án phục vụ nhu cầu đời sống để mua nhà ở; xây dựng, cải tạo nhà ở; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để xây nhà ở.
Trước đây, các khoản vay nêu trên thường được các ngân hàng tính vào tín dụng phục vụ đời sống, khách hàng sẽ không phải có phương án sử dụng vốn khi vay.
Lý giải về đề xuất nay, NHNN cho biết, theo phản ánh của Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng, thời gian qua một số tổ chức tín dụng cho vay khách hàng cá nhân với mục đích tiêu dùng, sinh hoạt liên quan đến bất động sản với số tiền lớn, tiềm ẩn rủi ro nếu xảy ra biến động trên thị trường bất động sản.
Do đó, để kiểm soát rủi ro đối với khoản cho vay phục vụ nhu cầu đời sống liên quan đến bất động sản, dự thảo Thông tư quy định chặt chẽ hơn về quy trình, điều kiện, hồ sơ, thủ tục, phương án sử dụng vốn vay, kế hoạch trả nợ... đối với khoản cho vay này.
Về vấn đề này, trong văn bản góp ý của VNBA, các TCTD cho rằng, đối với “phương án dự án phục vụ nhu cầu đời sống, dự án mua nhà ở, xây dựng, cải tạo nhà ở; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để xây nhà ở” là xuất phát từ nhu cầu đời sống của khách hàng. Khách hàng thường sử dụng nguồn trả nợ khác (không liên quan đến việc kinh doanh bất động sản mua) như tiền lương hoặc nguồn tiền từ hoạt động kinh doanh, không bị ảnh hưởng từ việc tăng giá bất động sản. Do đó việc yêu cầu khách hàng cung cấp phương án, dự án là không khả thi – hạn chế quyền của chính Khách hàng có nhu cầu vay.
Vì vậy, các TCTD đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét giữ nguyên quy định tại Thông tư 39 hiện hành. Trường hợp giữ nguyên, các TCTD đề nghị quy định rõ đối với trường hợp cho vay phục vụ nhu cầu đời sống khác ngoài các trường hợp theo quy địn của dự thảo sửa đổi (như mua sắm trang thiết bị, mua xe, chữa bệnh, học tập… ) không yêu cầu khách hàng phải cung cấp phương án, dự án chứng minh mục đích sử dụng vốn, khách hàng chỉ cần kê khai và cam kết chịu trách nhiệm về việc kê khai nhu cầu sử dụng vốn nhằm tạo thuận lợi cho khách hàng.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Skilled workforce key to Việt Nam’s nuclear power resurgence
- ·Tuổi trẻ Gia Lai góp sức giữ môi trường xanh
- ·Xu hướng tiêu dùng xanh và thời cơ của doanh nghiệp
- ·Chỉ 20% được tái chế sau sử dụng, còn triệu tấn rác thải nhựa mỗi năm đi về đâu?
- ·Yêu cầu giải pháp chống ngập cao tốc Phan Thiết
- ·Để có mô hình trang trại sinh thái, trung hòa carbon, Vinamilk chuẩn bị thế nào?
- ·Dùng bao bì thân thiện môi trường: Nhận thức của người tiêu dùng, doanh nghiệp
- ·Nhận thức của doanh nghiệp về sử dụng bao bì thân thiện môi trường
- ·Long An sees positive socio
- ·Thay đổi nhận thức về sử dụng bao bì thân thiện môi trường
- ·Thông tin mới nhất về quy định chụp ảnh chủ thuê bao di động
- ·EPR là con đường phát triển bền vững cho doanh nghiệp
- ·Đà Nẵng thiết lập các điểm tập kết xanh nhằm nói không với rác thải nhựa
- ·Startup xanh chế tạo pin cát, nhựa sinh học từ vườn ươm Antler
- ·Xóa bỏ lo ngại bộ nhớ luôn đầy của iPhone
- ·Xử lý vi phạm chính sách tái chế, thu gom bắt buộc thế nào?
- ·Chai nhựa, túi nylon đang hủy diệt môi trường Việt Nam ra sao?
- ·Phát động cuộc thi 'Sáng kiến giảm thiểu rác thải nhựa – Huế 2023'
- ·Thủ tướng: Việt Nam đủ 5 điều kiện để xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế
- ·Thúc đẩy xử lý chất thải rắn bằng lò hơi tầng sôi tại các nhà máy sản xuất giấy