Trạm trung chuyển (TTC) rác Phú Hải thuộc địa phận thôn Cự Lại Trung cửa đóng then cài trong khi rác thải được thu gom đưa về đây có khi ùn ứ,ạmtrungchuyểnrácdangdởkêt qua bong da ngoai hang anh tràn ra đường gây mùi hôi, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
Mặc dù được đầu tư hơn chục tỷ nhưng đến nay Trạm trung chuyển rác thải Phú Hải vẫn không thể hoạt động
Theo phản ánh của người dân trong vùng, từ khi xây dựng hoàn thiện đến nay, TTC này không hề hoạt động. “Mùa mưa thì nham nhở, mùa nắng thì mùi hôi cứ bay theo gió xộc vào nhà. Tôi không hiểu người ta đầu tư cái TTC này để xử lý cái gì, chỉ thấy đóng cửa kín mít”, ông Nguyễn Thanh Cà, người dân Cự Lại Trung bày tỏ. Theo ông Cà, một số hố được đào lên để chôn rác ngay trong khuôn viên của TTC. Thay vì đưa rác vào thẳng TTC để xử lý, người dân bỏ rác trong các thùng rác ở ngoài đường, khi đầy các xe hợp đồng xử lý rác đến chở đi mà không qua quy trình xử lý.
Hiện một số hạng mục bên trong công trình đã hư hỏng, xuống cấp. Cánh cửa xếp ngay lối ra vào cổng hoen gỉ, 5 khung cửa kéo rộng được xây dựng lâu ngày chuyển dần sang màu đen, hệ thống kính và xối nước vỡ toác từng mảng...
Theo tìm hiểu của chúng tôi, bãi tập kết rác trên nằm trong Dự án xử lý triệt để rác thải của huyện Phú Vang do Sở Tài nguyên&Môi trường (TN&MT) làm chủ đầu tư với mục tiêu làm nơi tập trung và xử lý rác thải bước đầu của toàn huyện Phú Vang trước khi rác được chuyển về bãi xử lý của tỉnh.
Việc xây dựng được chia thành 2 giai đoạn, bao gồm các hạng mục nhà và mái che, bể chứa rác thải, đường giao thông nội bộ bằng kết cấu bê tông, khu trung chuyển vật liệu xây dựng, hệ thống thoát nước thải....đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường, chất lượng nước ngầm, không khí xung quanh... Tổng kinh phí dự án hơn 21 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước (cả Trung ương lẫn địa phương).
Theo ông Lê Văn Bình, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Hải, công trình chỉ mới hoàn thành giai đoạn 1 vào năm 2013 với kinh phí hơn 11 tỷ đồng, sau đóvà không hiểu lý do vì sao dừng thi công giai đoạn 2 nên TTC không thể hoạt động.
“Muốn TTC hoạt động, đưa rác vào bên trong phải có hóa chất, bộ phận xử lý, máy móc hoạt động...; tất cả cũng không thì làm sao vận hành. Địa phương không có kinh phí để nuôi dây chuyền đó”, ông Bình cho hay. Để xử lý, rác của người dân sau khi được thu gom trước TTC rồi hợp đồng với một công ty đến chở, đem đi xử lý, bình quân 17 xuồng/tháng.
Đại diện lãnh đạo UBND huyện Phú Vang cho rằng, không thể đưa vào hoạt động TTC vì việc xây dựng đang dang dở, không hiệu quả mà còn khả năng gây thêm ô nhiễm. Chủ đầu tư chỉ xây dựng rồi bàn giao như thế, còn việc có đầu tư tiếp hay không thì huyện không biết.
Đề xuất ba giải pháp Liên quan đến TTC rác thải Phú Hải, Sở TN&MT vừa có báo cáo gửi UBND tỉnh. Theo báo cáo, dự án này được đầu tư phê duyệt tại Quyết định số 1862/QĐ-UBND ngày 8/9/2011 của UBND tỉnh với tổng kinh phí hơn 21 tỷ đồng (trong đó 50 % từ ngân sách trung ương, 50% từ ngân sách của tỉnh) Năm 2012, do địa bàn tỉnh có nhiều dự án đã và đang thực hiện, nguồn ngân sách của tỉnh có hạn nên việc đầu tư được phân bổ thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 với nguồn kinh phí do Trung ương hỗ trợ (11,5 tỷ đồng), sau khi hoàn thành được bàn giao cho UBND huyện Phú Vang vận hành. Mới đây, làm việc với UBND xã Phú Hải, Sở TN&MT ghi nhận TTC rác Phú Hải đóng kín cửa, bên trong có 4 xuồng chuyển giao không có rác, mái tôn, cửa do ảnh hưởng của gió biển và gần 4 năm chưa được duy tu bảo dưỡng đã mục, vỡ, phía trước có các vệt khói do đốt rác. Sở TN&MT đề xuất UBND huyện Phú Vang làm việc với UBND xã Phú Hải rà soát hoạt động của TTC rác. Trong điều kiện UBND xã Phú Hải không đủ điều kiện vận hành trạm cần bàn giao công trình cho đơn vị vận chuyển chất thải rắn của huyện Phú Vang. Theo báo cáo, UBND huyện Phú Vang đề xuất bố trí kinh phí để thực hiện công tác vận hành hoạt động của TTC rác Phú Hải để quản lý, vận hành. Sở TN&MT kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo UBND huyện Phú Vang nghiên cứu, đề xuất đầu tư lò đốt rác sinh hoạt để xử lý lượng rác được thu gom, tập kết về TTC. |
Bài, ảnh: Phan Thành