当前位置:首页 > Thể thao > 【keo bong da chau au】Phụ nữ Trung Quốc cắt tóc ngắn như đàn ông để khẳng định nữ quyền

【keo bong da chau au】Phụ nữ Trung Quốc cắt tóc ngắn như đàn ông để khẳng định nữ quyền

2025-01-25 14:44:24 [Thể thao] 来源:Empire777

Khi Song Jiaqian vượt qua kỳ thi chứng chỉ giáo viên vào năm ngoái,ụnữTrungQuốccắttócngắnnhưđànôngđểkhẳngđịnhnữquyềkeo bong da chau au cô đã tự thưởng cho mình một phần thưởng độc đáo nhưng táo bạo: cắt tóc ngắn như đàn ông. 

Sự lựa chọn của cô gái 23 tuổi liều lĩnh đến nỗi cô phải trì hoãn nó cho đến khi chắc chắn về công việc biên chế của mình ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc - nơi nổi tiếng với các giá trị Nho giáo và lối sống truyền thống. 

Song thậm chí còn hỏi các đồng nghiệp xem có ai từng bị sa thải vì thay đổi kiểu tóc quá khác biệt không. May mắn là chưa có tiền lệ nào.

“Mọi người luôn nói rằng bạn nên trông giống phụ nữ, nhưng điều đó có nghĩa là gì?” - Song nói với tờ Sixth Tone. "Tôi là một phụ nữ. Và tôi trông giống như một người phụ nữ”.

Song là một trong số nhiều phụ nữ trẻ ở Trung Quốc đang thể hiện cá tính và quan điểm nữ quyền của mình bằng việc cắt đi mái tóc dài, đặc điểm thường bị gắn với sự xinh đẹp và nữ tính của người phụ nữ. Tất nhiên, cũng có một bộ phận cắt tóc ngắn chỉ đơn giản là vì nó thiết thực và dễ chăm sóc.

Bất chấp lý do là gì, phong cách này đang nhanh chóng được ưa chuộng, trong đó ngày càng nhiều phụ nữ từ bỏ những mái tóc dài để chuyển sang phong cách cắt ngắn. “Tại sao các cô gái phải vâng lời người khác, phải dịu dàng, trầm tĩnh, đặc biệt là ngoan ngoãn? Tôi không muốn tuân theo các quy tắc đó”.

Song Jiaqian quyết định cắt tóc ngắn sau 4 năm đắn đo.

Trong suốt 3 năm qua, trên nền tảng mạng xã hội Douban của Trung Quốc có một nhóm tên là “Phụ nữ tóc ngắn siêu ngầu” đã thu hút một lượng người theo dõi đáng kể.

Được thành lập vào tháng 3/2021, nhóm hiện có hơn 4.500 thành viên. 

Song cũng là thành viên của nhóm này. Cô vẫn hoạt động tích cực trên nhóm và đang chia sẻ kinh nghiệm của mình để khuyến khích những người khác.    

Vào tháng 3/2022, một thẻ tag có tên “đẹp mà không cần trang điểm” đã lan truyền trên các nền tảng mạng xã hội nước này, trong đó khuyến khích phụ nữ đăng ảnh mặt mộc.

Trước đó, những trò thử thách liên quan đến tiêu chuẩn sắc đẹp khắt khe dành cho phụ nữ đã gây ra những cuộc tranh luận gay gắt, rộng rãi trên mạng xã hội, đặc biệt là trong giới phụ nữ trẻ. Kể từ đó, nhiều người đã có ý thức không dùng son môi và giày cao gót để thể hiện cá tính.

Nhưng phong trào cắt tóc ngắn như đàn ông thì khác biệt hơn bởi vì nó kéo theo những rắc rối sau đó. Một số người phải mất nhiều năm để lấy lại tinh thần, đặc biệt là những phụ nữ phải đối đầu với sự phản đối của cha mẹ. 

Các thử thách sắc đẹp với tiêu chuẩn khắt khe từng gây tranh cãi. 

Sau khi được đảm bảo rằng cô sẽ không bị đuổi việc khi cắt tóc, Song chuyển sang thuyết phục mẹ.

Lúc đó là tháng 7, viện cớ thời tiết nóng nực ở Sơn Đông, cô đã thuyết phục mẹ cho phép cô cạo phần gáy. “Tôi đã đi được nửa đường” - cô nói.

Một tuần sau, cô có mặt ở tiệm cắt tóc để hoàn thành nốt nửa đường còn lại.

Thợ cắt tóc của cô đã rất ngạc nhiên. Anh ấy hỏi tôi: “Bạn có nghiêm túc không? Có chuyện gì xảy ra với bạn à?” - Song nhớ lại. Cuối cùng, anh ấy cũng cắt nhưng thực hiện nó một cách thận trọng, từng chút một, đề phòng cô thay đổi ý định giữa chừng.

Đó là một quyết định mà Song đã nung nấu 4 năm nay. Hồi năm thứ nhất, cô từng đề cập đến chuyện này với các bạn cùng lớp, nhưng không ai coi đó là ý định nghiêm túc. “Họ nghĩ tôi nói đùa. Họ tin rằng sẽ không ai làm vậy” - Song nói.

Vào thời điểm đó, cô chỉ đơn giản muốn thử một cái gì đó mới. “Tôi vẫn còn trẻ. Tôi biết tóc mình sẽ mọc trở lại. Tôi chỉ muốn thử ngay cả khi nó chỉ là một trải nghiệm mới”.

Han Chu, sinh viên năm cuối ở một thành phố phía nam tỉnh Quảng Châu, đã lấy lại tinh thần sau 1 tháng đấu tranh với chính mình. Giống như Song, cô cũng muốn cắt tóc ngắn từ khi còn học trung học.

Một chuyến đi vào mùa hè năm ngoái đã khiến Han đi đến quyết định. Trong chuyến đi, một người bạn liên tục chụp ảnh cô và khăng khăng đề nghị cô thay đổi kiểu tóc.

“Bạn tôi đề nghị tôi làm lại tóc để che đi một phần khuôn mặt vuông của tôi. Tôi tự hỏi tại sao họ lại nói điều này với tôi?” - cô nhớ lại. Nhận xét đó khiến quyết định của Han trở nên dễ dàng hơn.

“Nhìn những chàng trai xung quanh mình, tôi thấy họ rất thoải mái”.

Sau 8 tháng suy nghĩ, cô đã quyết định chia tay mái tóc dài hồi tháng 2.

Bất kể động lực là gì, Han tin rằng cắt tóc ngắn thường là sự phản ánh rõ ràng về lập trường nữ quyền. 

Han Chu trước và sau khi cắt tóc ngắn.

Quan điểm này lan sang cả thế hệ nữ giới trẻ hơn, ví dụ như Zi Chen, 16 tuổi. “Sự trỗi dậy của nữ quyền đã trở thành một xu hướng, vì thế ai cũng muốn đi theo nó” - Zi nói.

“Hầu như người ta không ai quan tâm đến ngoại hình đàn ông, mà chỉ để ý đến phụ nữ”. Với việc cắt tóc ngắn, Zi tự xếp mình vào nhóm đàn ông và từ bỏ mọi nghĩa vụ làm đẹp. 

Bà Bai Meijiadai - giảng viên Trường Báo chí và Truyền thông, ĐH Liaoning - cho rằng, hầu hết các nữ sinh Trung Quốc không được ăn mặc thoải mái khi ở trường trung học. Vì thế, khi vào đại học, họ được tự do đón nhận những phong cách mới.

“Họ cũng bắt đầu xem các video trang điểm - những thứ đặt ra các tiêu chuẩn về ngoại hình của phụ nữ”.

Bà Bai cho rằng xu hướng chống lại các tiêu chuẩn sắc đẹp của phụ nữ Trung Quốc xuất hiện sau và được truyền cảm hứng bởi các phong trào khác trên thế giới, như phong trào “Me too” vào năm 2017, sau đó là “Escape the Corset” của Hàn Quốc vào năm 2018. 

Bà Bai bày tỏ lo ngại về việc cắt tóc ngắn liệu có liên quan đến nữ quyền hay không. Tuy nhiên, bà thừa nhận ý nghĩa biểu tượng của phong trào này. “Việc để cho sự đa dạng tồn tại là một điều tích cực và hình ảnh này sẽ giúp mọi người nhận ra rằng cắt tóc ngắn không phải thiếu nữ tính”.

Tại sao phụ nữ Trung Quốc theo đuổi lối sống 'không con, không nhẫn'?

Đối với nhiều người, “không con cái, không nhẫn cưới” có vẻ như là cách duy nhất để duy trì sự độc lập của họ.

(责任编辑:Cúp C1)

推荐文章
热点阅读